10/01/2025

Tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương cần thấu tình, đạt lý

Trao đổi với Tuổi Trẻ, vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình xem xét, cân nhắc cho bác sĩ Lương tại ngoại để phục vụ điều tra.

 

Tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương cần thấu tình, đạt lý

Trao đổi với Tuổi Trẻ, vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình xem xét, cân nhắc cho bác sĩ Lương tại ngoại để phục vụ điều tra.

 

 

 

Tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương cần thấu tình, đạt lý
Tổng hội Y học Việt Nam đến thăm và chia sẻ với gia đình bác sĩ Lương hôm 28-6. Em bé 7 tháng tuổi trong ảnh là con thứ hai của bác sĩ Lương – Ảnh: H.S.

“Thẩm quyền là của cơ quan công an nhưng nếu xử lý theo hướng thấu tình đạt lý, đúng người đúng tội, sai đến đâu xử đến đó cũng là lời động viên với đội ngũ thầy thuốc

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang

Trao đổi với báo chí chiều cùng ngày, ông Nguyễn Huy Quang nhiều lần nói rằng cơ quan công an đã căn cứ các yếu tố cấu thành tội phạm theo tội danh trong điều 242 của Bộ luật hình sự, cho thấy khởi tố và bắt tạm giam bác sĩ Lương là đúng.

“Cơ quan công an đã căn cứ vào các quy định và bằng chứng chứ không dựa vào cảm xúc. Nhưng ở trường hợp bác sĩ Lương, đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình xem xét, cân nhắc cho bác sĩ Lương tại ngoại để phục vụ điều tra như một cách giải quyết thấu tình đạt lý” – ông Quang nói với Tuổi Trẻ.

Yếu tố tình và lý đã được nhắc đến rất nhiều xung quanh việc bác sĩ Hoàng Công Lương, 32 tuổi, bác sĩ ở bộ phận thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bị bắt tạm giam gần một tuần qua.

Mạng xã hội, báo chí, đặc biệt giới y khoa đang nhắc nhiều đến bác sĩ Lương với một nỗi lo lắng và day dứt…

Tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương cần thấu tình, đạt lý
Bác sĩ Hoàng Công Lương – Ảnh: Công an cung cấp
 

Rà soát quy trình, 
phân công trách nhiệm rõ ràng

Một ngày sau khi bác sĩ Lương bị khởi tố và bắt tạm giam, khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai đã có một cuộc họp khoa để trấn an các cán bộ y tế.

Một bác sĩ của khoa cho hay trưởng khoa đã động viên mọi người yên tâm làm việc, đặt an toàn bệnh nhân lên hàng đầu và đây cũng là an toàn cho nhân viên y tế.

“42 năm nay khoa chúng tôi vẫn làm việc rất tốt, nhưng vụ việc ở Hoà Bình khiến chúng tôi phải rà soát lại quy trình của khoa mình, tới đây sẽ có phân công trách nhiệm rõ như trưởng khoa trách nhiệm đến đâu, bác sĩ trách nhiệm đến đâu, kỹ thuật viên, điều dưỡng… trách nhiệm như thế nào, nếu xảy ra sự cố thì rất rõ ràng” – một bác sĩ ở khoa cho biết.

Việc phân công trách nhiệm là rất cần thiết nhưng ở trường hợp của bác sĩ Hoàng Công Lương, trách nhiệm của anh liên quan đến tai biến nghiêm trọng hôm 29-5 làm 8 người bệnh tử vong lại chưa được rõ ràng như vậy.

Theo thông tin từ Hòa Bình, ngày 29-5 điều dưỡng viên của bộ phận thận nhân tạo đã nhận được thông báo thiết bị hoạt động an toàn (sau bảo trì ngày 28-5) nên cho khởi động hệ thống lọc nước, tiếp đó bác sĩ Lương ra y lệnh lọc máu cho bệnh nhân.

Sai sót của bác sĩ Lương là về quy tắc, thủ tục hành chính

Theo nhận định của ông Nguyễn Huy Quang: “Trong chuỗi quy trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị, bác sĩ Lương là người nhận bàn giao cuối cùng. Sai sót của bác sĩ Lương là chưa nhận bàn giao bằng văn bản đã cho chạy máy nhưng đây là sai sót về quy tắc, thủ tục hành chính”.

Còn theo kiến nghị của chủ tịch Hội Hồi sức – cấp cứu và chống độc Nguyễn Gia Bình, việc nhận bàn giao bằng văn bản là nhận bàn giao về số lượng, chủng loại thiết bị. Bác sĩ Lương đã nhận bàn giao qua điện thoại của người có trách nhiệm.

“Trường hợp này nếu lọc máu sau khi nhận bàn giao bằng văn bản thì sự cố vẫn xảy ra, sai sót của bác sĩ Lương là sai sót về thủ tục hành chính” 
- ông Bình nói.

Thiếu sót về thủ tục hành chính trước khi tiến hành ca lọc máu ngày 29-5, ca lọc máu xảy ra tai biến làm 8 người bệnh tử vong, dù vô ý nhưng bác sĩ Lương cũng phải trả giá rất đắt: bị khởi tố và bắt tạm giam.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, chuyên gia đầu ngành ngoại nhi, chia sẻ mấy hôm nay hình ảnh bác sĩ Lương bị áp giải giữa hai chiến sĩ công an cứ nhói mãi trong tim ông.

“Khuôn mặt có chút gì ngơ ngác của Lương đã làm dấy lên câu hỏi của rất nhiều thầy thuốc. Mong cơ quan pháp luật có cái nhìn thấu tình đạt lý trong việc xử lý bác sĩ Lương” – ông Liêm nói.

Khi trái tim lên tiếng

Hai ngày nay, trên mạng xã hội, câu chuyện của bác sĩ Lương được cảm thông nhiều, chia sẻ nhiều nhất, đặc biệt là sự chia sẻ từ những đồng nghiệp của anh.

Ông Nguyễn Hữu Dũng – trưởng khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, người đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình ngay trong ngày xảy ra tai biến 29-5 – cho biết:

“Tôi sẽ nhìn lại thật kỹ vụ việc trước khi có ý kiến chính thức để những sự cố như thế này không xảy ra nữa. Từng tiếp xúc với bác sĩ Lương, tôi biết đây là một bác sĩ được đào tạo bài bản, có năng lực và có trách nhiệm”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo – phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, chủ nhiệm bộ môn hồi sức chống độc Đại học Y dược TP.HCM – nói việc cung cấp nguồn nước đủ tiêu chuẩn lọc máu là trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện, các phòng ban và nhân viên kỹ thuật được phân công.

Việc bàn giao sau bảo trì là bàn giao về số lượng, chủng loại thiết bị và nguồn nước phải đảm bảo chất lượng. Bác sĩ Lương cũng đã nhận bàn giao qua điện thoại của người có trách nhiệm và dù có bàn giao bằng văn bản thì cũng không tránh được sự cố.

Do vậy, theo bác sĩ Thảo, công an kết luận bác sĩ Lương không biết chất lượng nước có đảm bảo hay không mà vẫn đưa hệ thống vào sử dụng, gây tử vong cho bệnh nhân là chưa thuyết phục.

Bài học với toàn thể đội ngũ nhân viên y tế

Theo quy trình chuyên môn, người có trách nhiệm giám sát chất lượng nước sau bảo trì là kỹ thuật viên, bác sĩ Lương không có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nước trước khi ra y lệnh tiến hành ca lọc máu.

Tuy nhiên, về quy trình thủ tục hành chính thì bên bảo trì sẽ bàn giao bằng văn bản kết quả bảo trì theo hợp đồng, trong đó có báo cáo về kiểm tra hoá chất tồn dư.

Theo ông Quang, vụ việc này là một bài học với toàn thể đội ngũ nhân viên y tế, yêu cầu thầy thuốc không chỉ chấp hành quy trình chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh mà còn yêu cầu chấp hành các thủ tục hành chính.

Q.LIÊN

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu bệnh viện

Theo ông Quang, hiện giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình đang bị tạm đình chỉ công tác lần thứ hai.

“Theo tôi, cơ quan công an sẽ xem xét tổng thể vụ việc, trong đó có xem xét trách nhiệm người đứng đầu bệnh viện. Hiện người đứng đầu bệnh viện chưa bị khởi tố bị can nhưng không phải là vô can” – ông Quang nói.

Trong khi đó, một chuyên gia y khoa đã có 41 năm kinh nghiệm đặt câu hỏi đã kiểm tra năng lực Công ty Trâm Anh – công ty “đóng thế” trong lần bảo trì này?

Việc Công ty Thiên Sơn thuê Trâm Anh bảo trì có ghi trong hợp đồng với Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình hay không, ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa H Bình có nắm được việc thay đổi này hay không?…

“Về nguyên tắc, thầy thuốc không có trách nhiệm kiểm tra chất lượng bảo trì thiết bị, phải làm đúng pháp luật nhưng không để thầy thuốc bị quá oan” – chuyên gia này nói.

L.ANH

LAN ANH – L.TH.HÀ