12/01/2025

Hành trình nuôi con tự kỷ của ông bố trẻ

Từ một đứa trẻ không nhận biết được hiểm nguy và không nhận thức về thế giới xung quanh, đến nay cháu bé ấy đã “lột xác”, có những tiến bộ vượt bậc đến bất ngờ.

 

Hành trình nuôi con tự kỷ của ông bố trẻ

Từ một đứa trẻ không nhận biết được hiểm nguy và không nhận thức về thế giới xung quanh, đến nay cháu bé ấy đã “lột xác”, có những tiến bộ vượt bậc đến bất ngờ.



Anh Trần Như Huấn chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con tự kỷ với các phụ huynh 
 /// Ảnh: Như Lịch

Anh Trần Như Huấn chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con tự kỷ với các phụ huynhẢNH: NHƯ LỊCH

Điều đó nhờ sự nỗ lực rất lớn của gia đình, đặc biệt là từ người cha, anh Trần Như Huấn (42 tuổi, ngụ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng).
“Tôi từng căm thù tất cả”
 

 
 
Nhen nhóm niềm hy vọng
Từ nguyện vọng của một người mẹ trẻ ở Lai Châu và với sự hỗ trợ của anh Trần Như Huấn, nhóm Hy Vọng gần đây đã ra đời và đi vào hoạt động. Đây là nơi nâng đỡ tinh thần, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, hướng dẫn cách nuôi dạy con em tự kỷ giữa các phụ huynh. Hiện nay, nhóm có 80 thành viên ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. 
 

Anh Huấn kể: “Như nhiều ông bố khác, tôi lao vào công việc, lo kiếm tiền cùng những thú vui riêng mà không quan tâm đến việc chăm sóc con. Thậm chí, có những lần tôi còn giả bộ không biết cách chăm con để bà nội và mẹ bé không nhờ tới nữa”.

Anh nhớ lại: “Khi con được 27 tháng tuổi, chúng tôi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường. Thời gian đầu tôi không chấp nhận thực tế đó và như đi trong bóng đêm hoảng loạn. Tôi cảm thấy rất khó chịu và căm thù tất cả mọi thứ”.
Sau 3 tháng vật vã khủng hoảng, anh Huấn đành phải đối diện sự thật là bé Trần Như Gia Huy, đứa con trai duy nhất của anh mắc chứng tự kỷ.
Trong 5 tháng tiếp theo, vợ chồng anh cuống quýt lên mạng đọc thông tin và đưa con đi tìm thầy tìm thuốc, nhưng bản thân anh nhìn nhận không có kết quả gì rõ rệt.
Rồi anh quyết định tham gia khóa học 2 tuần trực tiếp với chuyên gia nước ngoài. Từ mớ bòng bong kiến thức, suốt những tháng sau đó, có nhiều hôm anh phải làm việc đến 18 giờ/ngày để Việt hoá và chuyển tải nội dung cho cụ thể, dễ thực hiện.
Mặc dù cách dạy con của anh từng gây tranh cãi trong giới chuyên môn, song anh tỏ ra tự tin khi so sánh: “Hồi trước con tôi không có những bản năng cơ bản của con người. Bé không nhận ra được bố mẹ và người thân cho đến tận lúc lên 5 tuổi, khi tôi tìm ra cách đi đúng. Bé cũng hay la hét, kích động, hoàn toàn không biết nguy hiểm và không nhận thức được gì về thế giới xung quanh. Bé có thể lao đầu vô tường, chạy ào ra đường như chỗ không người. Thấy đống lửa cháu vẫn có thể bước vô nhẹ nhàng, thấy vũng nước sâu cũng nhào xuống dù không biết bơi…”.
Còn bây giờ, khi cháu được 10 tuổi? Theo anh Huấn, Gia Huy vẫn còn một số khiếm khuyết như chưa có sự tế nhị trong giao tiếp, thiếu sự kiềm chế, chưa biết chơi một số trò chơi khó…
Tuy nhiên, anh hồ hởi cho hay Huy đã học xong lớp 4, chuẩn bị lên lớp 5 và là học sinh giỏi nhiều năm liền. Năm lớp 3, Huy đoạt giải nhất Violympic môn toán cấp tỉnh. Huy chủ yếu tự học môn tiếng Anh nhưng cũng đạt giải khuyến khích cấp huyện vào năm lớp 4. Bên cạnh đó, Huy còn biết đi chợ, nấu cơm, rửa chén, quét nhà và làm nhiều việc khác giúp gia đình…
“Trước đây, tôi chưa bao giờ dám ước mơ con mình được như hiện nay. Tôi chỉ nghĩ mình phải nỗ lực hơn nữa để 5 năm sau, thậm chí ngày mai bé sẽ khác so với hôm nay. Cho nên tôi không có khái niệm dừng lại”, anh Huấn khẳng định.
Hài lòng với sự đánh đổi
Mới đây, nhân kỷ niệm ngày Gia đình VN 28.6, Hội quán các bà mẹ đã làm cầu nối để anh Trần Như Huấn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với những phụ huynh có con em tự kỷ tại TP.HCM.
Khi được hỏi về quá trình dạy con, anh Huấn trải lòng: “Ở giai đoạn đầu, thử thách lớn nhất là về tư tưởng vì đa số phụ huynh không chấp nhận và cảm thấy xấu hổ khi con mình bị tự kỷ. Mặt khác, việc dạy những trẻ này cực kỳ khó khăn nên chỉ một mình người mẹ thôi sẽ không đủ sức. Do đó, sự vào cuộc của người cha là vô cùng cần thiết”.
Hành trình nuôi con tự kỷ của ông bố trẻ - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Ở nơi ‘sống như những đóa hoa’

‘Nhà của thời thanh xuân – Quán của thời thanh xuân’ là mô hình nhằm giúp đỡ bạn trẻ câm điếc hòa nhập cộng đồng, tìm được ước mơ và sống với ước mơ của mình.
Anh Huấn cũng cho rằng tài liệu chăm sóc trẻ dành cho phụ huynh ở mảng này còn quá ít ỏi. Anh trăn trở: “Tại sao những bác sĩ, chuyên gia, kể cả giáo viên cũng là những con người như mình nhưng họ học được, tạo ra những chương trình giảng dạy cho trẻ tự kỷ, còn mình thì lại không? Thời lượng họ dạy trẻ có hạn và họ làm vì nghề nghiệp, vì kiếm tiền. Còn mình làm vì con, vì dòng máu của mình kia mà…”. Anh hạ quyết tâm: “Mình phải học giỏi, học nhanh và học tốt hơn người ta. Nếu chưa có ai làm được thì mình sẽ là người đầu tiên thực hiện. Còn nếu đã có người làm rồi thì mình phải tự động viên rằng người ta làm được, mình cũng phải làm được!”.
Theo anh Huấn, nhiều người có quan niệm dạy những “trẻ khó” này là chuyện của bác sĩ, chuyên gia, cô giáo, trong khi thực sự đây là trách nhiệm của cha mẹ. Anh nhắn nhủ: Nếu muốn có được kết quả tốt nhất thì không nên trông chờ vào người khác. Thay vào đó, cha mẹ phải là người thầy tận tâm và uy tín nhất của con.
Từ một chủ doanh nghiệp có tiếng trong ngành tăm tre, mấy năm nay anh Huấn chủ động duy trì công việc ở mức đủ sống, để chuyên tâm nuôi dạy con.
Anh tâm sự: “Con cái là tài sản quý nhất của mình. Nếu cứ lao vào công việc để có được cuộc sống giàu sang nhưng con mình không tốt thì mình cũng không hạnh phúc. Cho nên, mình rất tự hào và hài lòng khi từ bỏ, đánh đổi sự nghiệp, các cuộc vui, đam mê… để con có được những chuyển biến tích cực như hôm nay”.

 

Như Lịch