28/11/2024

Người cụt một bàn tay vẫn có thể được cấp bằng lái xe

Từ ngày 1.6.2017 các quy định về đào tạo và cấp bằng cho người khuyết tật lái ô tô chính thức áp dụng. Việc triển khai khám phân loại khuyết tật đủ điều kiện tham gia lái ô tô đang được các cơ sở y tế hoàn tất.

 

Người cụt một bàn tay vẫn có thể được cấp bằng lái xe

Từ ngày 1.6.2017 các quy định về đào tạo và cấp bằng cho người khuyết tật lái ô tô chính thức áp dụng. Việc triển khai khám phân loại khuyết tật đủ điều kiện tham gia lái ô tô đang được các cơ sở y tế hoàn tất.




Cơ sở khám sức khỏe lái xe phải đảm bảo điều kiện chuyên môn  /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Cơ sở khám sức khoẻ lái xe phải đảm bảo điều kiện chuyên mônẢNH: NGỌC THẮNG

Trả lời PV Thanh Niên, PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: Ngày 21.8.2015, hai bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ GTVT đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT (TTLT 24) quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe, việc khám sức khoẻ định kỳ đối với người lái ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ cho người lái xe. 
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10.10.2015, người lái xe trong thông tư này được hiểu là tất cả mọi người, không phân biệt người lái xe là người lành hay người khuyết tật, miễn đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của luật Giao thông đường bộ.
Ngày 15.4.2017, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Thông tư số 12/2017/TT – BGTVT (Thông tư số 12) quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1.6.2017. Thông tư này quy định đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù (trong đó có người khuyết tật), quy định rõ việc học lý thuyết, thực hành và sát hạch lái xe đối với người khuyết tật để điều khiển xe máy hạng A1 và ô tô hạng B1 (số tự động).
Về đào tạo lái xe đã quy định rõ: đào tạo đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh dùng cho người khuyết tật để cấp giấy phép lái xe hạng A1; đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo…
Người cụt một bàn tay vẫn có thể được cấp bằng lái xe - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Một vạn xe máy ở TP.HCM cách nào biến thành sắt vụn chờ bán?

Một vạn xe máy vi phạm giao thông không có người đến nhận ở TP. HCM thường phải ‘nằm’ trong kho tang vật từ 8 tháng – 1 năm trước khi thanh lý. Do vậy, đa phần các xe đều ám đầy bụi, cũ kỹ và gỉ sét. Và rồi cơ quan chức năng buộc bán thanh lý theo dạng sắt vụn.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai thực hiện thông tư này đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thuộc thẩm quyền của ngành GTVT trên phạm vi toàn quốc, để đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho các đối tượng có nhu cầu.
Xin ông cho biết người khuyết tật nào đủ điều kiện được phép lái xe?
Phụ lục số 01 “Bảng tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe” ban hành kèm theo TTLT 24, đã quy định: “Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng”. Bảng tiêu chuẩn này nêu rõ các tiêu chuẩn không đạt điều kiện sức khoẻ thuộc 9 chuyên khoa: tâm thần, thần kinh, mắt, tai mũi họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết và các chất hướng thần. Như vậy, một công dân không mắc một trong các bệnh, tật đã nêu trên (từng chuyên khoa có quy định về tình trạng bệnh không đảm bảo cho lái xe), và đạt các yêu cầu khi thi sát hạch sẽ được cấp giấy phép lái xe và được điều khiển các loại xe tương ứng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của công dân đó.
Theo ông, những yếu tố cơ bản nào để đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật và an toàn cho người tham gia giao thông?
Để bảo đảm quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là những người khuyết tật, Bộ Y tế, Bộ GTVT cùng Hiệp hội Vận tải thống nhất xây dựng và ban hành “Bảng tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe” tại Phụ lục số I kèm theo thông tư này, không phân biệt người lành hay người khuyết tật.
Ví dụ trong mục Cơ – xương – khớp đã quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe hạng A1 và hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) là không đủ điều kiện để lái xe hạng A1 và hạng B1. Nhưng nếu một người chỉ bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân, các chân và tay còn lại vẫn hoàn toàn bình thường cả về giải phẫu và chức năng thì người đó đủ điều kiện (về cơ – xương – khớp) để lái xe hạng A1 hoặc hạng B1.
Hoặc trong mục về mắt: tiêu chuẩn về thị lực có cho phép dùng kính để điều chỉnh thị lực. Nếu một người bị giảm thị lực, nhưng sau khi có dùng kính mà thị lực của mắt tăng lên, đáp ứng được tiêu chuẩn sức khoẻ về thị lực thì người đó hoàn toàn đủ điều kiện (về thị lực) để lái các hạng xe tương ứng.
Người cụt một bàn tay vẫn có thể được cấp bằng lái xe - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Tách bằng lái gây lãng phí lớn

Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện bắt buộc tích hợp 2 trong 1 GPLX giữa ô tô và mô tô, Bộ GTVT lại cho phép tách riêng GPLX. Trong khi đó, để tách hơn 1,31 triệu GPLX đã tích hợp, chi phí người dân bỏ ra sẽ tốn hơn 355 tỉ đồng.
Thưa ông, thời hạn tái khám để kiểm tra sức khoẻ có yêu cầu nào với người khuyết tật cần lưu ý?
Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT nêu trên có quy định việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ô tô. Tùy từng trường hợp, căn cứ vào việc người đó được cấp giấy phép lái xe hạng nào, có hành nghề lái xe hay không và cụ thể hành nghề lái xe thuộc hạng nào thì phải đi khám sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật về lao động, không phân biệt giữa người lành với người khuyết tật.
Quy định đối với cơ sở khám sức khoẻ lái xe: Ngoài việc đáp ứng điều kiện như đối với cơ sở khám sức khoẻ chung, còn phải thực hiện được các kỹ thuật: điện não đồ (đo điện não); đo thị trường mắt… Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với hoạt động chuyên môn và nội dung khám sức khoẻ.
Người kết luận kết quả khám sức khoẻ là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng và được người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công thực hiện việc kết luận sức khoẻ, ký giấy khám sức khoẻ, sổ khám sức khoẻ định kỳ.
(Nguồn: Trích điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016)


 

Liên Châu 
(thực hiện)