29/11/2024

Ngân hàng có quyền quyết định thu phí dịch vụ thẻ ATM?

Thời gian qua, dư luận phản ảnh mỗi thẻ ATM có khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng (NH) khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.

 

Ngân hàng có quyền quyết định thu phí dịch vụ thẻ ATM?

Thời gian qua, dư luận phản ảnh mỗi thẻ ATM có khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng (NH) khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.

 

 

 

 

Ngân hàng có quyền quyết định thu phí dịch vụ thẻ ATM?
Thông báo thu phí dịch vụ của một ngân hàng tại cây ATM ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: CHÂU ANH

Trong khi tính an toàn, bảo mật, chất lượng dịch vụ thẻ chưa tốt và các sự cố như ATM hết tiền, nghẽn mạng, trả tiền rách… vẫn thường xuyên diễn ra.

Liên quan đến vấn đề này, tổng thư ký Hiệp hội NH cho rằng nếu nhìn vào biểu phí dịch vụ thanh toán thẻ mà các NH phải công khai cho khách hàng thì bao gồm nhiều loại phí cho nhiều loại dịch vụ khác nhau.

Khách hàng không phải trả cho tất cả các loại phí đó mà chỉ phải trả đối với loại dịch vụ mà mình sử dụng. Việc NH thu phí khi cung ứng dịch vụ là phù hợp với pháp luật để bù đắp phần nào chi phí đầu tư.

Việc giải thích này nghe có hợp lý, đó là khi sử dụng dịch vụ mới thanh toán phí. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc mỗi thẻ ATM có thể phải gánh đến 25 loại phí liệu có hợp lý hay không? Bởi vì, ngay khi đăng ký sử dụng thẻ khách hàng đã phải tốn phí.

 

Ngoài ra, khi khách hàng giữ tiền trong thẻ thì các NH đã có một khoản tiền lớn để luân chuyển, lưu thông vốn. Do đó, việc mỗi thẻ ATM gánh quá nhiều phí, NH tự đặt ra quá nhiều loại phí là không hợp lý. Đặc biệt là đối với các giao dịch với số tiền nhỏ của người dân, cán bộ, công chức.

Theo thông tư 35 năm 2012 của NH Nhà nước về biểu phí dịch vụ thẻ có quy định ngoài phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt, chuyển khoản… thì có thòng thêm câu: “Phí dịch vụ thẻ khác, theo biểu phí dịch vụ của các tổ chức phát thẻ”.

Việc quy định như vậy là quá mở, quá ưu ái đối với các tổ chức phát thẻ. Chính điều này đã dẫn đến 
tùy tiện trong việc đưa ra các loại phí dịch vụ liên quan đến sử dụng thẻ.

Thiết nghĩ, trong khi chủ trương Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng tài khoản, thanh toán, giao dịch thông qua tài khoản để kiểm soát thu nhập, hạn chế sử dụng tiền mặt thì 
các NH không nên thu quá nhiều loại phí.

Vì vậy, trước mắt các cơ quan chức năng cần xem xét lại tính pháp lý của thông tư 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, vì thông tư này cho phép các tổ chức phát hành thẻ được quyền quy định các loại phí dịch vụ thẻ.

Tuyệt đối không cho phép các tổ chức phát hành thẻ quy định nhiều loại phí theo kiểu đại trà, tuỳ tiện như hiện nay. Trường hợp thật cần thiết, các cá nhân, tổ chức có thể tự nguyện lựa chọn đăng ký sử dụng dịch vụ nào thì NH sẽ thực hiện thu phí đó.

Thông thường khách hàng phải đóng các loại phí như phí phát hành thẻ lần đầu, phí thường niên, phí SMS banking, Internet banking, phí rút tiền, phí chuyển khoản, phí truy vấn số dư, in hóa đơn, phí tra soát, huỷ, điều chỉnh, yêu cầu hoàn trả lệnh chuyển tiền, phí dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản, phí dịch vụ nhắn tin chủ động (không giới hạn số lượng tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản trong tháng); phí bảo hành, sửa chữa thiết bị (thẻ EMV-OTP đầu đọc thẻ EMV-OTP, thiết bị eToken); phí đầu đọc thẻ EMV-OTP; sử dụng thiết bị định danh eToken…

QUỐC CƯỜNG