29/11/2024

Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật!

Đã có nhiều văn bản pháp luật cũng như những chương trình của cộng đồng thể hiện sự quan tâm đến người khuyết tật. Tuy nhiên, việc thực hiện ở nhiều nơi còn mang tính cho có, thậm chí cách đối xử thiếu nhân văn đã khiến “người trong cuộc” bị tổn thương.

 

Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật!

Đã có nhiều văn bản pháp luật cũng như những chương trình của cộng đồng thể hiện sự quan tâm đến người khuyết tật. Tuy nhiên, việc thực hiện ở nhiều nơi còn mang tính cho có, thậm chí cách đối xử thiếu nhân văn đã khiến “người trong cuộc” bị tổn thương.



Người khuyết tật chật vật tìm kiếm nhà vệ sinh công cộng phù hợp 	
 /// Ảnh: Như Lịch

 

Người khuyết tật chật vật tìm kiếm nhà vệ sinh công cộng phù hợpẢNH: NHƯ LỊCH

Khóa cửa phòng vệ sinh của người khuyết tật
Trong nhiều ngày qua, chúng tôi đi khảo sát các nhà vệ sinh công cộng miễn phí (do một ngân hàng đầu tư xây dựng vài năm gần đây) đặt tại công viên Tao Đàn và công viên 23.9, TP.HCM. Đây được xem là mô hình kiểu mẫu, thậm chí còn được nhiều người gọi với cái tên mỹ miều là “nhà vệ sinh công cộng 5 sao” bởi sự sạch sẽ, tiện ích của nó. 

Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Giúp người khuyết tật hòa nhập

Từ nay đến ngày 31.12, những người khuyết tật vận động có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều tỉnh, thành sẽ có cơ hội được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, giúp việc đi lại và hòa nhập tốt hơn.
Đặc biệt, bên ngoài mỗi nhà vệ sinh này đều có gắn biểu tượng xe lăn (đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng) đồng thời dành một phòng lớn đối diện cửa ra vào cho những người này. Nhưng điều đáng nói là cho đến nay, các phòng đó thường xuyên bị khoá cửa.
Thậm chí, có những nơi nhân viên đặt đầy dụng cụ lau dọn trong đó như những nhà vệ sinh trong công viên Tao Đàn (đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) và công viên 23.9 (đoạn đường Lê Lai).
Trước đó, vào chiều 4.4, tại nhà vệ sinh công cộng “5 sao” tương tự ở bến xe buýt Đầm Sen, chúng tôi cũng thấy khu vực dành cho người khuyết tật bị khóa cửa. Khi chúng tôi hỏi lý do, cô nhân viên trực ở đây giải thích: “Tại vì có những người (không phải người khuyết tật – PV) vào đó tắm rửa, dội nước rất dơ. Khi nào có người khuyết tật vào, tụi tui sẽ mở cửa cho họ”.
Trong khi đó, những nhà vệ sinh lâu nay nằm bên trong công viên Gia Định, Q.Phú Nhuận khá sạch sẽ nhưng đều có nhiều bậc thang, gây khó khăn cho người khuyết tật. Hỏi một số bảo vệ công viên: “Ở đây có nhà vệ sinh nào xe lăn vào được?”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: “Không có”. Một người dân ngồi hóng mát gần đấy góp ý: “Phải bế vô thôi, chứ biết làm sao được!”.
Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Con trai thợ sửa xe máy chế tay robot giúp người khuyết tật

Đó là cậu học trò Phạm Huy (học lớp 11A3, trường THPT TX.Quảng Trị, Quảng Trị). Bằng tài năng, cần cù cùng sự hỗ trợ của các thầy cô giáo, giấc mơ giúp người khuyết tật dùng tay robot của Huy đang thành hiện thực…
Tại bến xe buýt công viên 23.9, nhà vệ sinh công cộng thu phí 3.000 đồng/lượt. Tuy vậy, những người đi xe lăn hay chống nạng nếu có nhu cầu tiểu tiện cũng khó lòng “đi” được, bởi các bậc thềm cao, còn bên trong thì chật hẹp, lại chứa nhiều đồ…
Bị liệt hai chân, Phan Thị Kim Vân (quê Quảng Nam, sinh viên năm thứ ba Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM) suốt ngày phải gắn chặt với chiếc xe lăn. Kim Vân tâm sự: “Những người như em không thể tự vào toilet ở trường, mà phải nhờ bạn ẵm vào. Tại rất nhiều nơi khác như siêu thị, bến xe, điểm vui chơi, tụi em cũng đành bó tay”.
Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - ảnh 3

Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - ảnh 4

Phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật ở công viên Tao Đàn thường xuyên bị khoá và chất đầy vật dụng

Thường xuyên phải mặc tã đi làm!
Bị tai nạn giao thông vào năm học lớp 11 khiến chị Thảo Phương (hiện là nhân viên thiết kế đồ hoạ ở Q.11, TP.HCM) bị liệt nửa người. Trải qua những ngày tháng mà chị gọi là “tận cùng của địa ngục”, Thảo Phương dần chấp nhận nghịch cảnh để sống tiếp.
Thảo Phương cho hay chị gặp nhiều khó khăn khi ra đời với chiếc xe lăn. Chị ngậm ngùi kể: “Ngày nào tôi cũng phải mặc tã giấy đi làm vì xe lăn không thể nào vào lọt phòng vệ sinh. Mỗi khi thay tã, buộc lòng tôi phải ngồi ngay mép cửa nhà vệ sinh và quay mặt vô góc khuất, nhờ người canh chừng… Một số người bạn của tôi thỉnh thoảng mang tã như vậy”.
Theo chị Phương, có những nơi ghi nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật nhưng thực tế lại không sử dụng được, bởi việc thiết kế không đúng quy chuẩn. “Từ một người khoẻ mạnh, đi đứng thoải mái bỗng chốc bị thương tật, tôi chợt nhận ra những người khuyết tật lâu nay còn chịu rất nhiều thiệt thòi”, chị Thảo Phương tâm tư.
Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

Học sinh cấp 3 sáng chế nên găng tay ‘biết nói’

“Mình ước mọi người đều hiểu được mình nói”, điều ước của hầu hết những người câm điếc đã thôi thúc hai học sinh sáng chế đôi găng tay có thể chuyển ngôn ngữ tay thành lời nói.
Ngụ tại H.Hóc Môn, TP.HCM, chị Liêu Thị Ngọc Hiếu, điều phối viên Trung tâm khuyết tật và phát triển VN kể rằng mỗi lần đi xe đò về Cần Thơ, chị hầu như không sử dụng được bất kỳ nhà vệ sinh nào ở những trạm chờ, trạm dừng. Đó là do cửa nhà vệ sinh hẹp hoặc người ta xây cầu xổm, trong khi chân của chị bị liệt không thể ngồi bệt xuống sàn cầu dơ bẩn… Chị Hiếu nhìn nhận: “Khi nhu cầu bức bách, tôi phải nhờ ông xã giăng áo, giăng bạt để đi. Lúc đó, tôi hết biết mắc cỡ rồi vì mắc cỡ cũng chẳng giải quyết được gì”.
Tương tự như Thảo Phương, chị Hiếu cũng cho hay những lúc đi sinh hoạt bên ngoài, chị và nhiều thành viên khác thường phải mặc tã. Còn với những chương trình diễn ra bị lố giờ so với dự tính, chị phải nín nhịn rồi tranh thủ về nhà để “xả”. Chị Hiếu thật thà phân trần: “Mang tã chỉ xử lý được phần tiểu tiện, còn những khi đau bụng cần giải quyết ngay thì quả là… hết sức nan giải!”.
Dự án xây 2.000 nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội và TP.HCM: Cần lấy ý kiến trực tiếp từ người khuyết tật
Được biết, Hà Nội và TP.HCM đang có chủ trương xây thêm mỗi nơi 1.000 nhà vệ sinh công cộng theo hình thức xã hội hóa. Chúng tôi mong muốn nhà vệ sinh đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, trong đó bao gồm người khuyết tật. Do vậy, nhà đầu tư và các bên liên quan cần có buổi lấy ý kiến, khảo sát trực tiếp từ người khuyết tật (khuyết tật vận động, khiếm thị…) nhằm thiết kế theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng (Bộ Xây dựng). Điều này sẽ tránh được sự lãng phí và khắc phục tình trạng phổ biến là nhà vệ sinh có dành cho cả người khuyết tật nhưng người khuyết tật không thể sử dụng được.
Liêu Thị Ngọc Hiếu (thành viên đội khảo sát  tiếp cận các công trình công cộng,  Trung tâm khuyết tật  và phát triển VN)


 

Như Lịch