13/01/2025

Ai mới được ghi âm, ghi hình nguỵ trang?

Theo dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị vừa công bố, chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng.

 

Ai mới được ghi âm, ghi hình nguỵ trang?

Theo dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị vừa công bố, chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng.




Rao bán thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang tràn lan trên mạng

Rao bán thiết bị ghi âm, ghi hình nguỵ trang tràn lan trên mạng

Ngày 7.4, Bộ Công an đã công bố toàn văn dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị để lấy ý kiến.
Phát hiện hàng chục cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ nghe lén
Theo Bộ Công an, những năm qua, tình hình kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị diễn ra rất phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ quốc phòng, an ninh, trật tự của đất nước. Bộ Công an đã phát hiện nhiều vụ việc đối tượng sử dụng thiết bị, phần mềm nguỵ trang để ghi âm, ghi hình, định vị; điển hình là vụ Công ty Việt Hồng công khai quảng cáo sản phẩm phần mềm Ptracker và đã thực hiện giám sát hơn 14.000 tài khoản điện thoại di động, cho phép đối tượng thuê dịch vụ phần mềm Ptracker của Công ty Việt Hồng để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại trái pháp luật…
Bộ Công an còn xác định có ít nhất 24 cá nhân, tổ chức có hành vi công khai quảng cáo, buôn bán thiết bị và cung cấp các dịch vụ tương tự như Công ty Việt Hồng. Những người sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị được ngụy trang dưới vỏ bọc đồ vật bình thường hoặc phần mềm theo dõi được cài đặt trái phép trên các thiết bị điện tử, máy tính, xâm phạm quyền bí mật riêng tư của cá nhân, hoạt động của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong xã hội.
Theo dự thảo, các hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan thẩm quyền thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng cấp.
Chỉ có 3 nhóm đối tượng được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an; cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng phục vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân; cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được Bộ Công an có văn bản chấp thuận.
Gây khó cho hoạt động chống tiêu cực
Tại điều 4 của dự thảo quy định về nguyên tắc hoạt động và quản lý nêu rõ: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”. Theo một số chuyên gia pháp lý, quy định như trên đang gây ra sự khó hiểu và nếu được thông qua có thể gây ra nhiều hệ luỵ xã hội. “Nếu theo quy định này thì các nhà báo, người dân sẽ không được sử dụng các thiết bị ngụy trang để ghi âm, ghi hình để phát hiện ra các hành vi tiêu cực, tham nhũng”, luật sư Phạm Văn Phất phân tích.
Luật sư Phạm Văn Phất cũng cho rằng nghị định nêu trên có phạm vi điều chỉnh về điều kiện kinh doanh nhưng lại “gom” cả người sử dụng vào là vượt phạm vi và thẩm quyền của Chính phủ: “Hiến pháp 2013 có các điều khoản cho phép hạn chế quyền công dân, quyền con người nhằm mục đích an ninh quốc gia an toàn xã hội. Tuy nhiên việc hạn chế này phải đảm bảo bằng những đạo luật chứ không thể bằng một nghị định”, ông Phất nói và lấy ví dụ để quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã phải ban hành pháp lệnh để điều chỉnh.
Đồng tình quan điểm này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng nghị định này chỉ nên quy định về điều kiện kinh doanh, còn việc sử dụng đã được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật khác. “Hiện nay rất nhiều người dân sử dụng các loại thiết bị điện thoại thông minh có các chức năng ghi hình, ghi âm hoặc định vị, nếu đưa ra quy định cấm đoán sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp. Trong khi đó, đối với những trường hợp sử dụng gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc đời tư người khác thì đã có quy định về luật hình sự hoặc phải bồi thường và cái ghi âm, ghi hình đó là tang vật, tang chứng”, ông Hậu phân tích thêm.
Theo Bộ Công an, ngày 22.11.2016, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của luật Đầu tư, trong đó, bổ sung hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Để hướng dẫn thi hành quy định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 65/QĐ-TTg ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua, trong đó, giao Bộ Công an xây dựng dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị để hướng dẫn luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016)002E


 

Thái Sơn