Thảo luận về bộ luật Hình sự sửa đổi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách hôm qua, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình quy định xử lý hình sự cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Tranh luận về xử lý hình sự người dưới 16 tuổi
Thảo luận về bộ luật Hình sự sửa đổi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách hôm qua, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình quy định xử lý hình sự cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng cần cân nhắc vấn đề này.
Do còn ý kiến khác nhau, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về 2 phương án. Theo phương án thứ nhất, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội danh (cố ý gây thương tích, hiếp dâm, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản).
(TNO) Công an kết luận Nguyễn Minh Hiếu giao cấu với N.N.C lúc C. được 16 tuổi 2 ngày, nên ra quyết định ‘không khởi tố vụ án hình sự’ tội giao cấu trẻ em’ đối với Hiếu. Gia đình N.N.C sau đó phản đối quyết liệt quyết định này.
Đề xuất hình phạt “thiến sinh học”
Phát biểu tại hội nghị, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cần nghiên cứu áp dụng hình phạt “thiến sinh học” với tội phạm hiếp dâm trẻ em. Gần đây dư luận bức xúc về vấn đề xâm hại trẻ em, mà mới đây là vụ việc cả ông nội, bố đẻ bị bắt vì tội xâm hại chính con đẻ, cháu ruột mình. Theo ĐB Nhưỡng, hành vi này trái với thuần phong mỹ tục, không thể chấp nhận được, do vậy phải xử lý nghiêm loại tội phạm này.
Theo phương án 2, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi còn phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng đối với 3 tội danh trên.
Phát biểu tại hội nghị, ĐBQH, trung tướng Trần Văn Độ bày tỏ đồng ý với phương án 2 nhằm đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, tính phổ biến của các tội phạm bạo lực do người dưới 16 tuổi thực hiện.
Theo ông Độ, việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội có tính bạo lực ít nghiêm trọng, nghiêm trọng không có nghĩa là buộc những người đó phải chịu hình phạt mà có thể áp dụng các biện pháp tư pháp, xử lý chuyển hướng nhưng thông qua một thủ tục thân thiện, khách quan chỉ có trong tố tụng tư pháp nói chung, tố tụng hình sự nói riêng đối với họ.
Có quan điểm tương tự, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng tội phạm ở độ tuổi này có thể giảm nhẹ hình phạt chứ không thể không xử lý, nếu không sẽ dung túng cho trẻ em, trái về nguyên lý lý luận và về thực tiễn.
Bày tỏ ủng hộ phương án 1, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh cho rằng các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác nhưng ít nghiêm trọng hiện nay đang diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có tình trạng bạo lực học đường mỗi năm không dưới 2.000 vụ. Theo ĐB Minh, nguyên nhân của vấn đề này là công tác giáo dục còn nhiều bất cập, tác động của môi trường mạng… Bên cạnh đó, ở các vùng sâu, vùng xa khả năng nhận thức của các em còn hạn chế, do vậy cần cân nhắc nếu hình sự hóa. Chia sẻ quan điểm này ĐB Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng – An ninh, cho rằng VN đang có xu hướng hình sự hoá quá nhiều quan hệ xã hội. Theo ĐB Hồng, việc thu hẹp trách nhiệm hình sự lại là đúng đắn.
Kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép có thể bị phạt tù đến 3 năm
Hành vi kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100 – 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 – 200 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Đây là một trong những điều khoản được bổ sung tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự năm 2015. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết tán thành với việc bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206 của bộ luật Hình sự nhằm bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình phạm tội.