29/11/2024

Khám bảo hiểm y tế có thể không cần đến thẻ

Người bệnh đi khám, chữa bệnh trong trường hợp không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, có thể chỉ cần cung cấp mã số định danh và các giấy tờ tuỳ thân khác.

 

Khám bảo hiểm y tế có thể không cần đến thẻ

Người bệnh đi khám, chữa bệnh trong trường hợp không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, có thể chỉ cần cung cấp mã số định danh và các giấy tờ tuỳ thân khác.



Thủ tục khám bảo hiểm y tế sẽ linh hoạt hơn khi có mã số định danh  /// Ảnh: Thúy Anh

 

Thủ tục khám bảo hiểm y

 

Cấp mã số định danh cho mỗi người
Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và luật Bảo hiểm y tế (BHYT), dự kiến hiệu lực thi hành từ 1.6.2017, người tham gia BHYT khi đến khám, chữa bệnh (KCB) phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa xuất trình thẻ BHYT thì có thể cung cấp số định danh cá nhân và xuất trình một trong các loại giấy tờ còn giá trị hiệu lực như: thẻ căn cước công dân; CMND (bao gồm cả chứng minh quân đội); hộ chiếu; thẻ học sinh, sinh viên, học viên (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm CMND) hoặc các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước, hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp, xác nhận.
Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho hay: “Mã số định danh là mã riêng cho từng cá nhân, gắn với người đó suốt đời. Do đó, khi đi khám, trong trường hợp chưa xuất trình được thẻ BHYT thì có mã số định danh và một trong các giấy tờ tuỳ thân có ảnh đã có thể được đảm bảo quyền lợi”.
Theo ông Sơn, trong năm 2017, BHXH sẽ thông báo đến mỗi người có thẻ BHYT mã số định danh của mình. Người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được thông báo thông qua chính quyền xã/phường. Mã số này cũng được lưu trên hệ thống máy tính của cơ quan BHXH. Hệ thống mạng của BHXH liên thông với các cơ sở điều trị có thể tra được khi người bệnh thông báo mã định danh.

“Mã số định danh không chỉ kiểm soát việc cấp trùng thẻ mà còn hỗ trợ trong khi đăng ký khám BHYT. Hiện tại, BHXH VN đã có mã số định danh cho 76 triệu thẻ BHYT, trong đó đã đồng bộ được 67 triệu thẻ. Số còn lại sẽ hoàn thành trong năm 2017. Những người tham gia BHYT hộ gia đình cũng được cấp mã số định danh riêng”, ông Sơn cho hay.

Theo ban soạn thảo dự thảo, trẻ em dưới 6 tuổi đến KCB chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT, vẫn được hưởng quyền lợi nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán.
Thông tuyến, thêm quyền lợi
Theo Bộ Y tế, từ 1.1.2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở y tế là trạm y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB tại các cơ sở y tế này trên cùng địa bàn tỉnh mà không bị coi là trái tuyến.
Theo lộ trình, việc áp dụng quy định về thông tuyến tỉnh chung trên cả nước sẽ thực hiện từ 1.1.2021 với trường hợp điều trị nội trú. Riêng đối tượng là người dân tộc thiểu số và người nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, hiện đã được KCB thông tuyến tại các cơ sở tuyến huyện và điều trị nội trú tại BV tuyến tỉnh, tuyến T.Ư. Như vậy, các đối tượng này được áp dụng quy định về thông tuyến sớm hơn và ở tất cả các tuyến.

Trong động thái khác, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến vừa ký công văn gửi giám đốc các bệnh viện trực thuộc bộ và các bệnh viện hạng 1 yêu cầu rà soát, lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm theo Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng.

Theo đó, việc liên thông kết quả xét nghiệm áp dụng với các phòng xét nghiệm thuộc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trước ngày 1.7, áp dụng với bệnh viện hạng 1 và tương đương trước ngày 1.1.2018. Bộ Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện tổ chức rà soát các khoa xét nghiệm, đặc biệt lưu ý chấn chỉnh các đơn vị xét nghiệm đặt tại các khoa khám bệnh, phòng bệnh, yêu cầu nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm. Các bệnh viện thuộc diện trên thực hiện các giải pháp để chuẩn hoá chất lượng kết quả xét nghiệm giữa các khoa xét nghiệm trong mỗi bệnh viện trước khi làm xét nghiệm cho bệnh nhân; đồng thời lập kế hoạch hoạt động cụ thể các công việc để chuẩn bị cho việc liên thông kết quả xét nghiệm theo lộ trình quy định, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30.3.


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, với việc thực hiện thông tuyến BHYT, tỷ lệ dân số tham gia BHYT gia tăng nhanh chóng. Năm 2015 là 76% dân số, đến nay đã đạt 81,7%. Số lượt KCB BHYT tăng. Năm 2015 có 130 triệu lượt với tần suất KCB trung bình là 1,85 lần/người/năm. Năm 2016, có 148 triệu lượt người và tần suất 1,89 lần/người/năm.

Liên Châu