29/11/2024

Chồng không bao giờ vào bếp, do ai?

Nhiều chị em mong muốn chồng cùng chia sẻ việc nhà, trong đó có chuyện bếp núc nhưng có một thực tế là người chồng ngại làm việc nhà là do… vợ!

 

Chồng không bao giờ vào bếp, do ai? 

Nhiều chị em mong muốn chồng cùng chia sẻ việc nhà, trong đó có chuyện bếp núc nhưng có một thực tế là người chồng ngại làm việc nhà là do… vợ!

 

 

 

Chồng không bao giờ vào bếp, do ai? 

Chị Hoa (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) phàn nàn: “Chồng tôi chẳng bao giờ chia sẻ với vợ những việc nội trợ không tên. Anh ấy nói làm những việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng là “chuyện đàn bà” khiến anh mất đi bản lĩnh đàn ông”.

Trong khi đó ông chồng lại có lý do rất… chính đáng như chia sẻ của anh Hùng (Biên Hòa, Đồng Nai): “Từ nhỏ tôi rất ít khi vào bếp nên không có nhiều kinh nghiệm nấu nướng. Lấy vợ rồi thỉnh thoảng giúp bà xã nấu món này món kia nhưng vẫn bị bà xã chê bai nên cũng ngại vào bếp”.

Vì thế, chị em đừng ngạc nhiên khi biết các ông chồng ngại chia sẻ việc nhà là do cách ứng xử chưa khéo từ phía mình.

Không ít bà vợ rất cầu kỳ đến mức quá khó tính trong ăn uống. Món ăn phải được nấu đúng công thức và phối hợp giữa các gia vị bài bản. Vì thế, khi chồng chia sẻ việc nội trợ mà không vừa ý hoặc chưa theo công thức mà vợ định sẵn là y như rằng phải nghe rao giảng bài ca không quên từ vợ.

Cũng có chị tỏ rõ thái độ không tin tưởng chồng làm nên chỉ nhờ chồng những việc lặt vặt như rửa hành, đuổi ruồi làm cho ông chồng không hào hứng!

Làm việc nhà cũng là nghệ thuật và người thực hiện nó là những nghệ sĩ nên không nhất thiết theo một mẫu định sẵn, mà rất cần sự sáng tạo.

Nên người vợ có thể bớt… cầu toàn một chút để chồng nấu những món ăn, hay dọn dẹp nhà cửa theo ý tưởng mới, biết đâu gia đình bạn sẽ được thưởng thức những điều thú vị hơn.

Đừng yêu cầu chồng hành động cứng nhắc như một cái máy. Nếu có gì chưa vừa ý, chị em nên nghĩ đến những đầu bếp giỏi là đàn ông chiếm tỉ lệ đông hơn so với phụ nữ. Mạnh dạn “đặt hàng” chồng những thực đơn mới lạ, biết đâu chị em sẽ được thưởng thức những món hấp dẫn.

Chị em nên thấu hiểu một điều rằng: vợ càng tôn trọng chồng thì anh ấy càng có động lực để phấn đấu.

Bữa ăn ngon hay không, nhà cửa có ấm cúng hay không tuỳ thuộc vào bầu không khí trong gia đình. Các món ăn tuy chưa đậm đà, nhà dọn dẹp có đôi chỗ chưa vừa ý nhưng tâm trạng mọi 
người đều vui vẻ.

Tin tưởng chồng để anh ấy quyết định cách thực hiện một số món “tủ” và cách làm riêng theo sở thích và cá tính của bản thân. Nếu người vợ buột miệng chê chồng đôi khi sẽ động chạm đến lòng tự ái của đàn ông, nhất là với ông chồng có tính bảo thủ.

Vì thế, điều quan trọng nhất trong gia đình vẫn là “thích ứng” nhau. Nội trợ là công việc đầy thử thách và đàn ông cũng sợ thất bại. Là người vợ tinh tế, bạn cần thấu hiểu và chia sẻ từ những 
việc nhỏ nhặt nhất.

Bí kíp lấy lòng và tạo hứng thú vào bếp cho chồng của một người vợ là thế này: “Ông xã nhà tôi khi mới cưới nhau rất vụng về mỗi lần cùng vợ vào bếp, tôi nói chồng tìm trên mạng những món ăn chồng thích rồi vào bếp nấu thử.

Tôi cũng phụ giúp các khoản như bóc vỏ hành, tỏi, chuẩn bị nước mắm, tiêu, ớt… Muốn chồng chia sẻ việc nhà, theo tôi là thay vì chê chồng làm chưa đúng ý mình, chị em hãy khích lệ bằng những ngôn từ ngọt ngào…”.

Ths tâm lý NGUYỄN VĂN CÔNG