25/12/2024

Hợp đồng một bên ký vẫn có hiệu lực?

Một hợp đồng bảo hiểm chỉ bên bán ký gửi cho khách hàng thì sau đó xảy ra sự cố với thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Tranh chấp đã xảy ra với nhiều ý kiến trái chiều từ các cơ quan tố tụng.

 

Hợp đồng một bên ký vẫn có hiệu lực?

Một hợp đồng bảo hiểm chỉ bên bán ký gửi cho khách hàng thì sau đó xảy ra sự cố với thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Tranh chấp đã xảy ra với nhiều ý kiến trái chiều từ các cơ quan tố tụng.

 

 

 

Minh hoa 20-12Theo bản án sơ thẩm, ngày 
20-12-2011 Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai gửi cho Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam (gọi tắt là Huada) bảng báo giá bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt thông qua công ty trung gian.

Công ty Huada đồng ý với bảng báo giá này. Sau đó PJICO soạn thảo các mẫu hợp đồng bảo hiểm và ký sẵn để gửi cho Huada, đồng thời yêu cầu Huada thanh toán tiền phí bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 
6-1-2012 đến 6-1-2013.

Sự cố xảy ra mới nộp phí bảo hiểm

Điều đáng nói là trong khi Công ty Huada chưa ký hợp đồng bảo hiểm, chưa đóng phí bảo hiểm thì ngày 12-1-2012 đã xảy ra vụ cháy nhà xưởng, máy móc, thiết bị tại công ty với thiệt hại hơn 
50 tỉ đồng.

Sau ngày xảy ra vụ cháy, Huada mới thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm, đồng thời ký tên và đóng dấu vào hợp đồng bảo hiểm gửi cho PJICO.

Sau đó, Huada đã yêu cầu PJICO phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, PJICO đã phủ nhận hiệu lực của hợp đồng và từ chối bồi thường cho Huada. Công ty Huada đã nộp đơn khởi kiện ra TAND TP Biên Hoà yêu cầu PJICO bồi thường hơn 67 tỉ đồng.

Tại các phiên t, Huada cho rằng PJICO là bên chủ động gửi bảng báo giá, chi tiết đơn bảo hiểm. Huada đã chấp nhận bằng việc ký xác nhận vào bảng báo giá và gửi lại cho PJICO, do đó hợp đồng bảo hiểm giữa hai công ty đã được giao kết.

Trong khi đó, PJICO cho rằng đến ngày 6-1-2012 (ngày có hiệu lực ghi trên hợp đồng bảo hiểm), Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai vẫn chưa nhận được hợp đồng đã ký kết hay bất cứ thông báo nào của Huada liên quan đến việc ký kết hợp đồng và thanh toán phí bảo hiểm.

Do đó, việc ghi rõ ngày có hiệu lực trong hợp đồng không còn ý nghĩa vì phía Huada không hợp tác để khẳng định hiệu lực của hợp đồng.

Mỗi cấp tòa 
một quan điểm

Xét xử sơ thẩm, TAND TP Biên Hòa bác bỏ yêu cầu khởi kiện của Công ty Huada. Theo tòa, việc Huada yêu cầu PJICO bồi thường hợp đồng bảo hiểm không có cơ sở bởi lẽ quyền và nghĩa vụ chỉ phát sinh khi các bên đã ký hợp đồng.

Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, hợp đồng chưa được Công ty Huada ký. Việc Huada chuyển tiền và ký hợp đồng bảo hiểm sau ngày vụ hỏa hoạn xảy ra để hợp thức hoá việc thực hiện bồi thường bảo hiểm từ phía PJICO.

Tuy nhiên, xét xử phúc thẩm hồi tháng 2-2016, TAND tỉnh Đồng Nai buộc PJICO bồi thường cho Huada hơn 57 tỉ đồng. Theo t, Bộ luật dân sự quy định “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết”.

Việc ký kết hợp đồng giữa các đương sự thông qua hình thức fax và trung gian, do đó thời điểm giao kết hợp đồng là khi Huada đồng ý với bảng báo giá và PJICO đã phát hành các hợp đồng bảo hiểm.

Sau khi nhận được tài liệu, hồ sơ của PJICO, Huada đã thực hiện đúng cam kết ghi trên hợp đồng là thanh toán phí bảo hiểm.

Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, PJICO gửi đơn kiến nghị khẩn cấp đi các nơi. Tháng 6-2016, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM có bản kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại.

Theo viện kiểm sát, Bộ luật dân sự, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định hợp đồng giao kết phải lập thành văn bản, có chữ ký thoả thuận giữa các bên. Bản án phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Huada là chưa có căn cứ.

Xét xử giám đốc thẩm, TAND cấp cao tại TP.HCM bác bỏ kháng nghị của viện kiểm sát, giữ nguyên bản án phúc thẩm.

Theo t, thời điểm Huada đóng phí bảo hiểm còn trong thời hạn 30 ngày theo giao kết của các bên trong hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, Huada đóng đủ phí nên làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.

Vẫn có hiệu lực nếu có thỏa thuận trước?

Theo luật sư Nguyễn Minh Long, điều 390 Bộ luật dân sự 2005 quy định đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

Khi giải quyết vụ án, cần phải xem lại quá trình PJICO gửi bảng báo giá cho Công ty Huada, phía Huada có xác nhận đồng ý với các điều khoản của bảng báo giá và gửi lại cho PJICO hay không.

Nếu Huada đã đồng ý với bảng báo giá, PJICO phát hành các hợp đồng bảo hiểm thì dù Huada chưa ký hợp đồng nhưng hợp đồng bảo hiểm vẫn có giá trị. Theo luật sư Long, trong trường hợp này Huada đã đồng ý với đề nghị giao kết hợp đồng 
của PJICO.

Còn luật sư Trần Minh Hải cho rằng sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng đã có hiệu lực, nếu không có bằng chứng cho thấy khách hàng đã biết trước tổn thất rồi mới mua bảo hiểm nhằm trút rủi ro cho bên bán bảo hiểm thì hợp đồng có hiệu lực.

Về mặt pháp lý, khi công ty bán bảo hiểm đặt bút ký và gửi cho bên mua tức là đã chấp nhận các điều khoản của hợp đồng, còn việc bên mua ký chỉ là thủ tục cuối cùng.

Theo luật sư Nguyễn Minh Long, điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định “hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax…”.

Trong trường hợp này, PJICO đã gửi hợp đồng bảo hiểm, phát hành các đơn bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi cho Huada, thời hạn trả phí bảo hiểm. Vì vậy, Huada đã thực hiện đúng cam kết ghi trên hợp đồng là thanh toán tiền phí trong thời hạn 30 ngày, đồng thời ký hợp đồng giao lại cho phía PJICO.

“Đây chính là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa PJICO và Huada, thể hiện sự ràng buộc vào hợp đồng của hai bên. Chính vì vậy, PJICO phải thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã ký với Huada” 
- luật sư Long cho biết.

Bài học cho người dân, doanh nghiệp

“Người dân, các doanh nghiệp mua bảo hiểm nên hoàn tất các thủ tục để tránh rủi ro bất ngờ như trường hợp của Công ty Huada. Ở góc độ khác, có lẽ việc kiểm soát quy trình bán bảo hiểm cần được xem lại.

Khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng phải chặt chẽ cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Các bên nên gửi công văn kèm hợp đồng nêu rõ trong thời hạn nhất định nếu khách hàng không ký hợp đồng và gửi lại cho bên bán thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực” – luật sư Trần Minh Hải lưu ý.

TÂM LỤA