15/06/2024

Trong mắt người nước ngoài: Phố đi bộ nên là không gian nghệ thuật

0

Hình ảnh các nhóm bạn trẻ đàn hát, biểu diễn văn nghệ vào mỗi buổi tối ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã tạo nên một dấu ấn cho khu vực trung tâm TP.

 

Trong mắt người nước ngoài: Phố đi bộ nên là không gian nghệ thuật

Hình ảnh các nhóm bạn trẻ đàn hát, biểu diễn văn nghệ vào mỗi buổi tối ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã tạo nên một dấu ấn cho khu vực trung tâm TP.

 

 

 

Trong mắt người nước ngoài: Phố đi bộ nên là không gian nghệ thuật
Một nhóm bạn trẻ tổ chức đàn hát trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Là công dân Singapore và có dịp sống ở VN được  8 năm, ông AIDAN WEE đã nhận xét về phố đi ở TP.HCM như vậy.

Riêng phố đi bộ Hà Nội, vị khách này cho rằng do được bao quanh hồ Gươm, đã tạo nên khung cảnh khá lãng mạn, cảnh sắc cũng thay đổi theo mùa và thời tiết rất thú vị.

Dưới đây là ý kiến của ông AIDAN WEE

Tham khảo mô hình Orchard Road ở Singapore

 

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng phố đi bộ nên là một không gian nghệ thuật. Tôi cảm thấy việc mang sắc màu văn h vào trong các tiết mục biểu diễn tại phố đi bộ có thể mang đến cho khách tham quan một trải nghiệm Việt Nam rất độc đáo.

Để vinh danh Việt Nam trên bản đồ văn hoá thế giới, điều quan trọng cần làm là mang các loại hình nghệ thuật truyền thống của đất nước như đàn bầu, cải lương đến với du khách quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần chú ý cân bằng với những tiết mục hiện đại để có thể quảng bá với thế giới tài năng của người Việt.

Các khu phố đi bộ là nền tảng dẫn đường cho những tài năng như vậy tỏa sáng, tạo điều kiện cho các sáng kiến nghệ thuật được bộc lộ và phát triển, đồng thời cũng có tác dụng góp phần quảng bá văn hóa địa phương.

Tôi nghĩ phố đi bộ ở TP.HCM và Hà Nội có thể tham khảo mô hình Orchard Road ở Singapore. Đó là khu vực tham quan nổi tiếng với những trung tâm mua sắm cỡ lớn, cùng với những khu phố đi bộ nằm tách biệt với các con đường dành cho xe cộ. Orchard Road ngày nay cho phép người đi bộ vừa được thỏa thích mua sắm vừa có thể xem biểu diễn văn nghệ dọc đường.

Bên cạnh thúc đẩy nền kinh tế của Singapore bằng việc khuyến khích kết nối cho du khách đi bộ, mua sắm và tận hưởng những trải nghiệm toàn diện, điều này cũng giúp mang hơi thở cuộc sống vào các đường phố ở đây.

Rất nhiều người đến Orchard Road không chỉ để mua sắm mà còn để giải trí. Đây chính là hình ảnh một con phố đi bộ lý tưởng, theo quan điểm của tôi.

Trong mắt người nước ngoài: Phố đi bộ nên là không gian nghệ thuật
Ông Aidan Wee – Ảnh: A.W.

Cấp phép biểu diễn có thời hạn 1 năm

Do các khu phố đi bộ thường là điểm tham quan và nằm ở trung tâm TP – nơi có nhiều du khách quốc tế, nên việc quản lý các tiết mục biểu diễn ở đây cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, một số thủ tục hành chính ở Việt Nam có thể gây mất thời gian, nên nếu cán bộ quản lý có thể giúp quá trình đăng ký biểu diễn và phê duyệt nhanh chóng, chắc chắn sẽ khuyến khích và thu hút nhiều nghệ sĩ đường phố 
tài năng.

Ở Singapore, việc biểu diễn ở nơi công cộng trong phạm vi cả nước đều được quản lý. Nghệ sĩ hát rong phải được cấp phép mới được biểu diễn ở phố đi bộ. Họ phải được cấp thẻ có thời hạn sử dụng một năm thì mới được biểu diễn tại những nơi được quy định.

Để đăng ký biểu diễn, nghệ sĩ phải nộp ý tưởng và nội dung biểu diễn, cũng như các chi tiết được yêu cầu khác, như loại nhạc cụ, bao nhiêu bài hát, thể loại nhạc sẽ biểu diễn là gì… lên cơ quan 
quản lý.

Ngoài ra, tôi có nghe một số ý kiến phàn nàn về tình trạng trộm cắp và móc túi xảy ra khi nhiều người tập trung xem biểu diễn trên phố đi bộ. Theo tôi, việc đám đông tụ họp lại vốn dĩ đã tạo môi trường thuận lợi cho trộm cắp rồi, chứ không phải chỉ ở các con phố đi bộ.

Tôi nghĩ việc đổ lỗi cho những người nghệ sĩ đường phố vì một vấn nạn xã hội như vậy là không công bằng và chính đáng. Để giải quyết, cơ quan quản lý có thể tăng cường thêm nhân lực trong khâu an ninh chẳng hạn.

AIDAN WEE (người Singapore)

Hát rong ở Singapore được cấp phép

Ở Singapore, theo Đề án hát rong (Busking Scheme) ra đời năm 1997, những người muốn biểu diễn nghệ thuật trên đường phố phải được Hội đồng nghệ thuật quốc gia (National Arts Council) cấp giấy phép, gọi là Busking Card, có thời hạn sử dụng một năm.

Để xin giấy phép, người nộp đơn phải là người Singapore hoặc là thường trú nhân tại Singapore. Nếu là sinh viên đang du học tại đây phải có giấy giới thiệu của trường. Còn nếu là người nước ngoài phải có giấy phép lao động và văn bản đồng ý của Bộ Nhân lực Singapore.

Đơn xin phép sẽ được nộp online hoặc qua bưu điện. Người nộp đơn sẽ nhận được phản hồi trong vòng sáu ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn, trước khi tham gia một buổi diễn thử để được cấp phép.

Tại buổi diễn thử này, người đăng ký được yêu cầu trình diễn ít nhất ba bài hát đủ thể loại, mang tất cả trang phục, nhạc cụ mình sẽ biểu diễn và phải có mặt đầy đủ thành viên nếu biểu diễn 
theo nhóm. Kết quả sẽ được thông báo bốn tuần sau buổi diễn thử và khi có giấy phép mới được biểu diễn tại những địa điểm và thời gian theo
quy định.

N.Đ.

NGỌC ĐÔNG ghi

Subscribe To Our Newsletter

[mc4wp_form id="206"]