25/12/2024

Nhận diện ‘sát thủ’ tâm thần

Mới đây, Phù Minh Tuấn (32 tuổi, ngụ Hà Giang) bị tâm thần sát hại 4 người trong gia đình tử vong, trong đó có cha ruột và một người bị thương.

 

Nhận diện ‘sát thủ’ tâm thần

Mới đây, Phù Minh Tuấn (32 tuổi, ngụ Hà Giang) bị tâm thần sát hại 4 người trong gia đình tử vong, trong đó có cha ruột và một người bị thương.


 

 


 

 

 

 

 

Một bị cáo thoát án tử hình sau khi sát hại một nữ công nhân, do được kết luận bị hạn chế năng lực nhận thứcẢNH: H.X.H

 

 

 

Trước đó Tuấn từng giết chính con mình. Điều đó cho thấy người tâm thần sống chung trong cộng đồng trở thành mối đe dọa cho người xung quanh, cả người thân của họ. Vậy làm sao nhận diện được người tâm thần?
Các chuyên gia nhấn mạnh: Không tranh cãi đúng sai với bệnh nhân có rối loạn tư duy, hoang tưởng vì có thể xảy ra án mạng lúc nào không ngờ đến!
Biểu hiện của “sát thủ”
Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà phân tích, lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng tâm thần nghĩa là… điên dại. Thực ra, đây là loại rối loạn chức năng hoạt động của não với nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau.
Một số biểu hiện của bệnh tâm thần có thể nhận biết trong cộng đồng: Thứ nhất là nói quá nhiều, luôn quá khích; luôn có nhu cầu nói mà không cần nghe trả lời; luôn nói trong trạng thái sung sướng, phấn khích; hay nói về bản thân, rất tự cao, tự đại, thích can thiệp quá sâu vào chuyện người khác… Tiếp nữa là sợ đen, sợ chụp hình, sợ bị hãm hại, sợ chết, sợ mập: kén ăn, lúc nào cũng cố gắng bỏ hết những gì liên quan đến đường, dầu mỡ, thịt, luôn sưu tầm những phương pháp làm ốm (dù không mập).
Sợ đen đến mức lúc nào cũng bịt khẩu trang kín mít, áo gió và váy che nắng cả ngày cả đêm. Không bao giờ chịu chụp hình tập thể. Luôn sợ bị ai đó hãm hại; suốt ngày tìm đọc những thông tin về bệnh này bệnh kia rồi sợ chết. Làm việc kém tập trung vì lúc nào cũng nghĩ đến mình sẽ chết bất đắc kỳ tử.
 
 
Nhận diện 'sát thủ' tâm thần - ảnh 1
Gia đình bệnh nhân cần yêu thương, động viên chia sẻ, không bỏ mặc người tâm thần. Sự kỳ thị của người thân sẽ khiến người bệnh gây bạo lực vì ức chế. Nhiều gia đình đã nhốt riêng hoặc xích bệnh nhân vào một góc, khiến họ càng căng thẳng, dễ dẫn đến hành vi phản kháng hung bạo hơn

Nhận diện 'sát thủ' tâm thần - ảnh 2
 
Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà
 

Thứ ba là đa nghi, thường xuyên nghi ngờ cả với người thân, có hành vi theo dõi, kiểm tra, có những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế như cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình.

Thứ bốn là thích phê phán, chỉ trích, chửi bới người khác, rất hiếu chiến, nhưng thường phủ nhận khi ai đó nói mình sai. Rất dễ tự ái và thường đánh giá về bản thân rất cao.
Theo chuyên gia giám định tâm thần Trần Minh Khuyên, các dạng bệnh tâm thần dễ nhận dạng là tâm thần phân liệt: sa sút về mặt tâm thần, rối loạn hành vi, ăn mặc lôi thôi, đi lang thang ngoài đường, đôi lúc không mặc quần áo. Còn hàng trăm bệnh tâm thần khác mà chỉ có thầy thuốc chuyên khoa tâm thần khám mới nhận biết và phát hiện được các diễn biến tâm lý bất thường đang diễn ra trong đầu bệnh nhân như các rối loạn về tri giác, ảo thanh (nghe có tiếng xúi giục trong tai) hay ảo thị (nhìn các hình ảnh kỳ quái).
Sự rối loạn của 6 giác quan là rối loạn về tư duy: hoang tưởng tự cao, hoang tưởng bị hai, ý muốn tự sát hay đang có hoang tưởng một số người đang ngồi gần mình là quỷ dữ cần phải tiêu diệt. Điều này dẫn đến các vụ án mạng xảy ra trong cộng đồng có người tâm thần đang sinh sống là điều dễ hiểu và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. “Khu vực, gia đình có người tâm thần sinh sống thì sự lo lắng về tinh thần, an ninh xã hội rất đáng quan tâm”, bác sĩ Khuyên nói.
Còn theo thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà, phần lớn những người mắc bệnh tâm thần nhẹ vẫn có tư duy, sinh hoạt nói năng tương đối bình thường cho nên cũng khó nhận biết. Thường chỉ đến khi người bệnh phát cơn và gây án lúc đó mới biết con em mình mắc bệnh.
Do định kiến khá nặng nề của người dân dành cho bệnh tâm thần. Do đó người bệnh thường sợ hãi, giấu bệnh không chịu đi khám, điều trị kịp thời; thậm chí ngay cả bác sĩ thông báo người bệnh có dấu hiệu tâm thần nhưng người bệnh và gia đình vẫn chưa chấp nhận, dẫn đến bệnh nhân nặng hơn gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Cần quan sát hành vi
Bác sĩ Minh Khuyên cho rằng với một gia đình có người tâm thần cần đưa đi tái khám thường xuyên. Gia đình cần chăm sóc và phải được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về cách thức và những điều cần theo dõi.
Các dấu hiện cần quan tâm: cảm xúc, thái độ, hành vi, cử chỉ như: bệnh nhân có nói lảm nhảm một mình hay không, nói những gì – để hiểu bệnh nhân đang suy nghĩ gì, đang có hoang tưởng gì? Điều này rất quan trọng để cung cấp thông tin với bác sĩ điều trị.
Điều đáng lưu ý là không tranh cãi đúng sai với người bệnh. Gia đình cần quan sát giờ giấc, giấc ngủ bệnh nhân. Các vật nhọn như dao, kéo, các vật có thể gây nguy hiểm thì gia đình nên cất giữ cẩn thận. Với người bệnh tâm thần, họ luôn “quên” hoặc không uống thuốc, do vậy gia đình phải quan tâm, theo dõi. Nhiều trường hợp giả vờ uống thuốc nhưng ngậm trong miệng rồi phun ra, ảnh hưởng rất lớn đến điều trị. “Bệnh nhân tâm thần nếu không tuân thủ điều trị dễ bị tái phát, dễ dẫn đến hành vi phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức”, bác sĩ Khuyên khuyến cáo.
“Gia đình bệnh nhân cần yêu thương, động viên chia sẻ, không bỏ mặc người tâm thần. Sự kỳ thị của người thân sẽ khiến người bệnh gây bạo lực vì ức chế. Nhiều gia đình đã nhốt riêng hoặc xích bệnh nhân vào một góc, khiến họ càng căng thẳng, dễ dẫn đến hành vi phản kháng hung bạo hơn. Trong trường hợp này, cần đưa bệnh nhân vào điều trị cấp cứu nội trú nhưng vẫn quan tâm chăm sóc để người bệnh có cảm giác bị cô lập, dễ dẫn đến những diễn biến khó lường”, bà Hà chia sẻ.
Bạo lực gấp 5 lần bình thường
Người mắc bệnh tâm thần có dấu hiệu bạo lực gấp 5 lần so với người bình thường, có khi tới mức giết người. Theo bà Hà, yếu tố “thúc đẩy” người bệnh tâm thần giết người ngoài bệnh lý còn phải kể đến hoàn cảnh người bệnh như: nghèo khó, bị bỏ mặc, bị hắt hủi của gia đình và cộng đồng; bệnh nhân không có việc làm, không có gia đình, lạm dụng rượu bia, mất ngủ kéo dài, chán ăn…

 

Duy Tính