24/01/2025

Công dân bào chữa tại toà: Luật có nhưng khó áp dụng

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định công dân tham gia với vai trò người bào chữa trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò này rất khó khăn!

 

Công dân bào chữa tại toà: Luật có nhưng khó áp dụng

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định công dân tham gia với vai trò người bào chữa trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò này rất khó khăn!

 

 

 

Công dân bào chữa tại tòa: Luật có nhưng khó áp dụng

Khảo sát của nhóm chuyên gia cao cấp của Bộ Tư pháp cho thấy chỉ duy nhất tỉnh Hà Giang thực hiện được chế định bào chữa viên nhân dân. Trong khi BLHS quy định người bào chữa bao gồm cả luật sư và bào chữa viên nhân dân, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.

Khó tiếp cận hồ sơ vụ án

Bà Dương Thị Thanh Mai, chuyên viên cao cấp của Bộ Tư pháp, cho biết do Hà Giang ít luật sư để bào chữa cho những vụ án buộc phải có luật sư bào chữa nên có một vài người làm việc trong tổ chức Đoàn, hội phụ nữ được cấp giấy chứng nhận bào chữa viên nhân dân.

Theo bà Mai, trong tình thế luật sư không đủ cung cấp cho tất cả vụ án buộc phải có luật sư bào chữa để đảm bảo quyền lợi cho bị can, bị cáo thì quy định về bào chữa viên nhân dân là rất cần thiết.

“Bào chữa viên là người am hiểu pháp luật, biết rõ nhân thân, công việc của bị can, bị cáo. Những phân tích, chia sẻ của họ có thể hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều cho bị cáo tại phiên toà” – bà Mai nói.

Tuy nhiên, việc chế định bào chữa viên nhân dân trong BLTTHS không quy định cụ thể tiêu chuẩn thế nào, ai là cơ quan chủ quản, việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ của họ ra sao.

Mặc dù quy định bào chữa viên là người thuộc các tổ chức chính trị xã hội, và trong những văn bản luật, dưới luật của MTTQ cũng chỉ nhắc chung chung chứ không quy định cụ thể.

Trong thực tế xét xử, những người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo cũng có quyền được bào chữa cho người mình đại diện nhưng tại các phiên t họ không thực hiện đầy đủ chức năng như người bào chữa.

Bởi người bào chữa có thể tiếp cận hồ sơ vụ án, được trực tiếp gặp mặt và tiếp xúc với bị can, bị cáo. Còn đại diện hợp pháp thì khó có thể được tiếp cận hồ sơ.

Theo bà Mai, không thấy số liệu nào thể hiện người đại diện được cấp giấy chứng nhận bào chữa và tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp gỡ những bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Thiếu hướng dẫn

Theo luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư Hà Nội), điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.

Trong đó, bào chữa viên nhân dân được ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của uỷ ban MTTQ cử ra để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức này.

Như vậy, theo quy định tại điều 56 BLTTHS năm 2003 thì có tới ba người được tham gia tư cách là “người bào chữa” cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Ngoài ra, tại nghị quyết số 03/NQ của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một người được coi là bào chữa viên nhân dân khi người đó được uỷ ban MTTQ, tổ chức thành viên của ủy ban MTTQ cử ra bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.

Tòa án sẽ căn cứ vào giấy giới thiệu của uỷ ban MTTQ hoặc tổ chức thành viên từ cấp xã, phường trở lên mà cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bào chữa viên nhân dân.

Trong khi đó, theo thông tư số 70/2011 Bộ Công an quy định về việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại BLTTHS thì thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đối với bào chữa viên nhân dân được tiến hành khi có đủ bốn loại giấy tờ gồm bản sao CMND;

Giấy giới thiệu của uỷ ban MTTQ, tổ chức thành viên của uỷ ban MTTQ nơi người bị giam giữ, bị can là thành viên; giấy tờ chứng minh là thành viên của uỷ ban MTTQ, tổ chức thành viên của MTTQ cử đến;

Văn bản của người bị tạm giữ, bị can đề nghị MTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của MTTQ nơi người bị tạm giữ, bị can là thành viên cử người bào chữa cho họ.

Thế nhưng, điều đáng nói là cả nghị quyết 03 lẫn thông tư 70 chỉ đề cập đến điều kiện cấp giấy chứng nhận người bào chữa mà không quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của bào chữa viên nhân dân; thẩm quyền công nhận bào chữa viên nhân dân, cách thức tổ chức, quản lý…

Cần cụ thể hơn

Bà Dương Thị Thanh Mai cho biết khi sửa đổi BLTTHS năm 2015, trong bản dự thảo lần 1 có vài điều quy định bào chữa viên nhân dân là ai, họ làm gì, đào tạo sẽ ra sao… nhưng đến khi bộ luật ban hành thì việc quy định này đã được rút gọn rất nhiều.

Cụ thể, khoản 3, điều 72 BLTTHS quy định: bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, có đủ sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, được ủy ban MTTQ Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của uỷ ban MTTQ cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Như vậy, không chỉ trong phiên toà dân sự, mà trong các phiên tòa hình sự thì công dân cũng có thể tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo. Và dù BLTTHS năm 2015 với quy định cụ thể hơn, nhưng vẫn cần có hướng dẫn chi tiết về việc làm thế nào để công dân thực hiện được quyền bào chữa tại phiên toà hình sự.

Đồng thời, các văn bản hướng dẫn cũng cần phải có những quy định về trách nhiệm của công dân đó đối với vụ án, tránh những hệ luỵ 
tiêu cực có thể xảy ra.

“Thực tế, hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống nên chức danh này tuy vẫn được ghi nhận trong BLTTHS nhưng tỉ lệ tham gia tố tụng rất hiếm hoi.

Vai trò của bào chữa viên nhân dân đang dần bị quên lãng và hiện nay khi nói đến người bào chữa thì người ta thường nghĩ ngay đến luật sư, chưa kể nếu có bằng cử nhân luật thì họ có thể làm luật sư.

Do đó chế định “bào chữa viên nhân dân” trong thực tế đã không được thực hiện”.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh

HOÀNG ĐIỆP