28/12/2024

Quy định có lợi cho người phạm tội: Còn “vướng” là còn bất lợi

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 hoãn thi hành nhưng các quy định có lợi cho người phạm tội vẫn được áp dụng nhưng do thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều vướng mắc, thậm chí bế tắc.

 

Quy định có lợi cho người phạm tội: Còn “vướng” là còn bất lợi

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 hoãn thi hành nhưng các quy định có lợi cho người phạm tội vẫn được áp dụng nhưng do thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều vướng mắc, thậm chí bế tắc.

 

 

 

Quy định có lợi cho người phạm tội: Còn “vướng” là còn bất lợi

Ngày 13-9, TAND tối cao ban hành công văn 276 về việc áp dụng một số quy định kèm theo danh mục 195 quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS năm 2015.

TAND tối cao cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc khi giải quyết các vụ án, vụ việc hình sự, nếu gặp vướng mắc thì đề nghị hướng dẫn.

Bất lợi cho bị can, bị cáo

Luật sư Nguyễn Văn Thái (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết theo các nghị quyết của Quốc hội, khi xét xử tòa phải áp dụng các tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo của BLHS năm 2015.

Dù thế, do cách hiểu chưa thống nhất nên vẫn có tình trạng có vụ việc thì t áp dụng, có vụ không.

Luật sư Thái dẫn chứng có vụ án đưa, nhận hối lộ được đưa ra xét xử trước ngày 1-7-2016 (khi BLHS chưa bị lùi hiệu lực thi hành), toà án đã áp dụng các tình tiết có lợi theo quy định của bộ luật mới.

Nhưng trong danh mục 195 quy định có lợi thì không có tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trong khi đây là tội danh so với luật cũ thì luật mới quy định có lợi cho bị cáo.

Ông Thái phân vân: “Công văn 276 liệt kê các quy định có lợi của BLHS nhưng không liệt kê đầy đủ, dẫn đến tình trạng bị thiếu các quy định có lợi. Khi xét xử, các t án không mạnh dạn áp dụng, gây ra tình trạng bất lợi cho bị can, bị cáo vì luật có quy định nhưng không được áp dụng”.

Một thẩm tra viên TAND cấp cao tại Hà Nội cho biết vì BLHS năm 2015 bị hoãn thi hành nên việc kháng nghị dựa trên các quy định có lợi của bộ luật phải được cân nhắc kỹ. “BLHS năm 2015 đang được sửa đổi bổ sung.

Những tình tiết có lợi của bộ luật đang áp dụng. Tuy nhiên, không ai dám khẳng định trong quá trình sửa đổi bổ sung BLHS, những quy định có lợi liệu có tiếp tục được giữ lại hay sẽ bị hủy bỏ?

Nếu các quy định này bị huỷ bỏ thì sẽ gây ra sự xáo trộn rất lớn trong việc áp dụng. Vì vậy hiện nay tòa án vẫn đang phải họp bàn, cân nhắc trước khi ban hành giải thích cho t cấp dưới cũng như kháng nghị giám đốc thẩm các bản án theo hướng có lợi cho bị cáo” – vị thẩm tra viên này nói.

Có nghị quyết 
nhưng vẫn thiếu sót

Ông Nguyễn Sơn, phó chánh án TAND tối cao, cho biết công văn 276 là bước đầu tổng hợp các quy định có lợi của BLHS để tất cả các tòa địa phương có cách hiểu thống nhất, từ đó có sự áp dụng thống nhất.

Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là quy định có lợi, việc áp dụng các tình tiết có lợi ra sao cũng như quá trình áp dụng có vướng mắc gì hay không thì các t án địa phương phải gửi công văn về TAND tối cao để xin hướng dẫn.

Trong khi đó, ông Chu Thành Quang – vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, TAND tối cao – thừa nhận khi áp dụng các tình tiết có lợi của BLHS năm 2015, các toà án gặp phải rất nhiều vướng mắc, như việc xác định thế nào là tình tiết có lợi.

Hoặc đối với tội ma túy, BLHS năm 1999 quy định tàng trữ, vận chuyển bao nhiêu thì xét xử bấy nhiêu. Trong khi đó, theo BLHS năm 2015 cần phải giám định thể tích, định lượng các chất ma túy…

Hay tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, BLHS năm 2015 đã bị phân hóa thành 24 tội danh, trong đó có 15 tội cũ, 9 tội mới. Có tội mức án nặng hơn, có tội mức án nhẹ hơn, vì vậy rất khó để đánh giá, xác định nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo…

Cũng theo ông Quang, công văn 276 chỉ được xem xét tham khảo chứ không có giá trị viện dẫn vào phán quyết của tòa.

Lý giải tại sao hội đồng thẩm phán TAND tối cao không ban hành nghị quyết mà lại ban hành công văn, ông Quang cho biết theo quy định thì để ban hành nghị quyết của hội đồng thẩm phán phải qua bảy bước với thời gian tối thiểu là 60 ngày.

Do cần phải áp dụng ngay các quy định có lợi của BLHS trong điều tra, truy tố, xét xử nên TAND tối cao ban hành công văn nhằm giúp các thẩm phán nhận diện các quy định khi xử lý những vụ việc cụ thể.

Theo một thành viên hội đồng thẩm phán TAND tối cao, nghị quyết số 109 của Quốc hội về việc thi hành BLHS đã có quy định về việc áp dụng các tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo.

Thực tế các quy định này vẫn còn thiếu sót nên tháng 6-2016, TAND tối cao đã ban hành nghị quyết số 01 để hướng dẫn áp dụng các tình tiết có lợi.

Tuy nhiên, cả nghị quyết 01 và công văn 276 đều được các chuyên gia đánh giá là chưa thể hiện đầy đủ các quy định có lợi cho bị can, bị cáo.

Luật sư Nguyễn Văn Thái cho rằng để tháo gỡ vướng mắc, thống nhất trong các quan điểm xét xử, Quốc hội cần khẩn trương thông qua BLHS 2015 sửa đổi.

“Đối với các tình tiết có lợi ngoài danh mục mà công văn 276 đã liệt kê, các toà án khi xét xử nếu phát hiện các tình tiết có lợi khác thì phải được quyền áp dụng để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, chứ không cần phải báo cáo rồi đợi chỉ đạo của TAND tối cao” – luật sư Thái kiến nghị.

TÂM LỤA ([email protected])