23/12/2024

Oan sai là bài học xương máu

Năm 2015, theo Luật tổ chức toà án nhân dân, 3 tòa án cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM lần lượt được thành lập với thẩm quyền rất lớn.

 

Oan sai là bài học xương máu

Năm 2015, theo Luật tổ chức toà án nhân dân, 3 tòa án cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM lần lượt được thành lập với thẩm quyền rất lớn. 

 

 

 

Oan sai là bài học xương máu
Ông Trần Văn Thêm – người mang thân phận bị can lâu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam – vừa được minh oan hồi tháng 8-2016 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

“Mỗi vụ việc oan sai xảy ra, người ta chỉ nghĩ đến thiệt hại kinh tế là Nhà nước tốn một khoản tiền bồi thường. Cái đau khổ hơn của oan sai là gia đình họ tan nát, con cái họ thất học… Mỗi thẩm phán phải thấy hậu quả đó là bài học để sửa sai và tránh oan sai

Ông Phạm Văn Hà

Trao đổi với Tuổi Trẻ về hoạt động của các TAND cấp cao, ông PHẠM VĂN HÀ - chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho biết:

Các TAND cấp cao có thẩm quyền rất lớn, đó là phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND các cấp; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các cấp toà bị kháng nghị…

Có thể nói công lý có được thực thi, công bằng, lẽ phải của người dân có được đảm bảo hay không thì tòa án cấp cao giữ vai trò then chốt.

Việc TAND tối cao nhận được ít hay nhiều đơn khiếu nại phụ thuộc vào việc TAND cấp cao xét xử tốt hay không. Hàng ngàn đơn giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm gửi tới TAND cấp cao gần như là giai đoạn tố tụng cuối cùng.

Oan sai là bài học xương máu
Ông Phạm Văn Hà – Ảnh: TÂM LỤA

* Hiện nay đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ở các tòa cấp cao đang bị tồn đọng rất nhiều. Tòa án cấp cao có những giải pháp đột phá nào để giải quyết kịp thời đơn kêu oan, đơn khiếu nại của người dân mà không để quá hạn?

– Khi thành lập, TAND cấp cao tại Hà Nội tồn đọng hơn 7.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong khi đó chúng tôi chỉ có chưa đến 40 thẩm tra viên giải quyết đơn. Qua một năm cũng chưa giải quyết được nửa số đơn tồn đọng.

Trước tình hình đó, chánh án TAND tối cao đã biệt phái cho TAND cấp cao tại Hà Nội 60 thẩm tra viên để giải quyết đơn.

Chúng tôi ưu tiên giải quyết trước những đơn đề nghị giải quyết sắp hết thời hiệu, những vụ án khiến dân bức xúc hoặc sắp bị thi hành án. Với những vụ án càng phức tạp thì chúng tôi giao thẩm tra viên giỏi để giải quyết.

* Thời gian qua có nhiều vụ án oan sai khiến người dân bức xúc. Trên cương vị là chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội, ông có phương châm, hành động nào để đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội, hạn chế oan sai?

– Trước đây, quá trình điều tra, truy tố xét xử chủ yếu căn cứ vào hồ sơ. Bây giờ xác định bị cáo có tội hay không và mức độ phạm tội tới đâu phải dựa vào kết quả tranh tụng tại toà.

Những vụ việc oan sai trong thời gian qua là bài học xương máu cho nhiều cơ quan tố tụng, giúp thẩm phán có kinh nghiệm hơn, biết thận trọng hơn khi xét xử.

Một nguyên tắc quan trọng mà Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định là nguyên tắc suy đoán vô tội. Khi xét xử, anh phải nghĩ bị cáo là người lương thiện và anh có quyền tuyên bố họ không phạm tội khi không đủ chứng cứ chứ không thể suy nghĩ theo hướng khi đã truy tố là có tội.

Nếu tòa không buộc tội được thì phải vận dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để tuyên bị cáo không phạm tội. Từ những vụ việc oan sai vừa qua có thể thấy do việc đánh giá chứng cứ dựa vào hồ sơ. Ra tòa bị cáo nói giai đoạn điều tra bị bức cung nhục hình. Khi t hỏi thì không có gì chứng minh.

Bây giờ, điều thuận lợi là Bộ luật tố tụng hình sự quy định phải ghi âm ghi hình hoạt động hỏi cung. Phương án này ở nước ngoài họ làm rất tốt, cái gì tiến bộ thì mình học hỏi. Hệ thống pháp luật của chúng ta cho phép ghi âm ghi hình thì tránh được oan sai rất nhiều.

* Như ông đã nói, tranh tụng tại tòa và nguyên tắc suy đoán vô tội là hai vấn đề rất quan trọng để hạn chế oan sai. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người vẫn cho rằng hai vấn đề này chưa được đảm bảo. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

– Việt Nam khác các nước ở chỗ ở nước ngoài, việc tranh tụng là giữa luật sư và công tố viên, t chỉ ngồi nghe, bên nào thuyết phục được t thì bên đó thắng. Ở Việt Nam thì tòa lại hỏi, bị cáo và người tham gia tố tụng phải trả lời.

Thực tế khi luật sư tranh luận, có khi viện kiểm sát đối đáp được hết các vấn đề luật sư nêu ra, cũng có khi đại diện viện kiểm sát đối đáp chưa hết. Nhiều vấn đề luật sư trình bày để t nghe và đưa ra phán quyết sau đó nhưng t án lại nhận định luôn là luật sư nói đúng hay sai.

Hiện nay khi xét xử, nếu t thấy vụ án có vấn đề thì thường trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều hơn là mạnh dạn tuyên bị cáo vô tội.

Những vụ án mà tòa mạnh dạn tuyên vô tội rất ít. Bởi theo trình tự của luật thì việc chứng minh một người có tội hay không là kết quả của cả một quá trình chứ không phải chỉ cắt khúc giai đoạn ở t.

Với mỗi vụ án oan đều có nguyên nhân khác nhau. Như vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn oan sai là do lỗi của cơ quan điều tra. Khi vụ án xảy ra thì điều tra viên chỉ nghĩ đến ông Chấn là thủ phạm và buộc tội bằng được ông Chấn. Đó là do nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được đảm bảo.

Vấn đề nữa mà mọi người đã nói nhiều đó là một số điều tra viên năng lực còn hạn chế, cộng với thói chủ quan, nôn nóng phá án và bệnh thành tích đã gây ra những vụ oan sai động trời.

Trách nhiệm bồi thường của cá nhân người gây oan ra sao?

* TAND cấp cao tại Hà Nội mới thành lập, tuy nhiên đã phải trực tiếp xin lỗi và giải quyết bồi thường cho những vụ việc oan sai từ trước đây để lại như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Trần Văn Thêm. Vậy tới đây vấn đề xem xét trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường đối với các thành viên trong hội đồng xét xử cũ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

– Vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) thì hiện nay các cơ quan tố tụng đang xem xét trách nhiệm hình sự đối với hai điều tra viên, kiểm sát viên làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Vụ việc ông Trần Văn Thêm (Bắc Ninh) bị đưa ra xét xử từ năm 1975, các thành viên trong hội đồng xét xử nay đều đã qua đời. Lúc đó không có luật bồi thường nhà nước nên không giải quyết được.

Hiện nay TAND cấp cao tại Hà Nội đang chịu trách nhiệm về việc xem xét bồi thường cho ông Thêm. Chúng tôi đã giao một phó chánh án phụ trách vấn đề này để giải quyết càng sớm càng tốt, bù đắp phần nào tổn thất cho người bị hàm oan.

TÂM LỤA thực hiện ([email protected])