01/11/2024

Mẹ như vậy sao dạy con ngoan?

Mới đây, có vị phụ huynh ghé lớp 3/1 xin gặp cô giáo chủ nhiệm và gởi cô giáo 600.000 đồng để mua tập sách cho em H. đang học lớp cô dạy.

 

Mẹ như vậy sao dạy con ngoan?

Mới đây, có vị phụ huynh ghé lớp 3/1 xin gặp cô giáo chủ nhiệm và gởi cô giáo 600.000 đồng để mua tập sách cho em H. đang học lớp cô dạy. 

 

 

 

Mẹ như vậy sao dạy con ngoan?
Minh hoạ: NOP

Chuyện đầu năm học 2016 – 2017:

Em H. là học sinh khuyết tật học hoà nhập, có hoàn cảnh gia đình túng quẫn. Mẹ em buôn gánh bán bưng rau cải ngoài chợ, nhưng lúc nào cũng nghe than vãn nợ nần do ba em nhiễm thói cờ bạc. Phụ huynh này còn nhắc cô giáo: “Số tiền này tự cô giáo tính toán. Nhớ đừng cho mẹ em H. biết”.

Ngay giờ ra chơi, cô giáo gặp tôi khoe chuyện có người giúp em H. như vậy và cô nói: “Em tính bộ sách giáo khoa và tập em tặng cho H.. Còn số tiền đó em nghĩ để mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho em H. là thiết thực nhất”.

Nhưng sáng hôm sau, cô giáo lên phòng làm việc của tôi nói: “Em không hiểu sao mẹ em H. biết chuyện có người tặng tiền cho con chị, nên chiều qua chị đến nhà gặp em than vãn đủ điều và xin đưa số tiền đó cho chị. Mặc dù em ra sức thuyết phục, giải thích các kiểu nhưng chị cứ khóc lóc, nài nỉ, cuối cùng em đành đưa cho chị 600.000 đồng đó rồi”. Cô giáo kể tới đây thì thở dài thườn thượt.

Chuyện 2 năm học trước:

Giờ ra chơi, nghe học sinh báo thấy trên tay em H., lớp 1, có tờ tiền 500.000 đồng, cô tổng phụ trách Đội mới tới hỏi thăm H. về tờ tiền, nhưng H. tỏ vẻ ngơ ngác không biết giá trị của số tiền này.

Thấy vậy, cô tổng phụ trách mới báo sự việc cho cô giáo chủ nhiệm của H.. Vào giờ học, cô giáo chủ nhiệm lớp H. lại nghe học sinh trong lớp báo lại lúc giờ ra chơi thấy bạn H. tìm gì trong túi xách của cô để trên bàn.

Kết hợp với thông tin cô tổng phụ trách báo ban nãy, cô giáo giật mình kiểm tra trong bóp thì thấy mất tờ tiền 500.000 đồng. Cô giáo liền hỏi H. về tờ tiền nhưng cô bé chối đây đẩy, nói là của mẹ cho, trong khi nhà em thuộc dạng xóa đói giảm nghèo.

Để làm rõ mọi việc, cô giáo gửi thư mời mẹ H. đến trường. Buổi chiều, mẹ H. đến trường, sau khi nghe cô giáo trình bày sự việc, người mẹ liền lớn tiếng: “Tui cho tiền nó xài đó”. Rồi chị kêu con ra hành lang, chưa hỏi em câu gì đã vội tát tai em rồi to tiếng: “Ăn xài hết bao nhiêu rồi, còn dư tiền sao không đưa lại cho mẹ cất?”.

“Con đưa tiền cho mấy bạn khác mua bánh, chỉ còn lại bây nhiêu” – H. nói xong lấy tiền trong cặp đưa cho mẹ. Người mẹ giật lấy tiền, la lớn lên: “Ngu ơi là ngu, bữa nay về biết tay tao!”. Nghe vậy, H. liền nói: “Đâu phải tiền của mẹ mà mẹ la con. Tiền này con nhặt ngoài đường được mà!”.

Đến đây cô giáo chủ nhiệm đã hiểu sự tình nên mời mẹ của H. về. Em H. lỡ lấy cắp tiền, nên cô giáo chủ nhiệm mời phụ huynh đến bàn cách giải quyết. Biết rõ sự việc, nhưng người mẹ lại không hợp tác hay xin lỗi cô giáo, đằng này chị lại nói dối ngay trước mặt con và còn bao che hành vi sai trái của con mình. Nếu người mẹ có cách dạy con như thế này, quả là nhà trường hết sức khó khăn trong việc giáo dục H. thành một học sinh trung thực.

TRẦN VĂN TÁM (TRƯỜNG 
TH TRUNG LậP Hạ, Củ CHI, TP.HCM)