23/01/2025

Cửa toà cũng ‘lắt léo’

Pháp luật cho người dân được quyền khởi kiện dân sự nhưng để sử dụng quyền đó không phải dễ.

 

Cửa toà cũng ‘lắt léo’

Pháp luật cho người dân được quyền khởi kiện dân sự nhưng để sử dụng quyền đó không phải dễ.




Sau hai lần “sửa đổi bổ sung” và một lần khiếu nại, người nhà ông H. vẫn chưa được TAND H.Bến Lức thụ lý vụ kiện.  /// Ảnh: Tân Phú

Sau hai lần “sửa đổi bổ sung” và một lần khiếu nại, người nhà ông H. vẫn chưa được TAND H.Bến Lức thụ lý vụ kiện.ẢNH: TÂN PHÚ

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu trong thời gian 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền của t.
Nếu rơi vào trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì thời hạn ấn định thụ lý không quá 45 ngày. Nhưng nhiều người dân không ngờ rằng đoạn đường để t thụ lý còn gian nan hơn thế.
Cửa tòa cũng ‘lắt léo’ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

19 năm ngóng 175 sổ đỏ bị giấu trong UBND

Các hộ dân bỗng dưng nhận được thông báo thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), trong khi chưa bao giờ được cầm giấy tờ này trong tay. Thì ra UBND xã đã ‘giấu’ sổ đổ suốt 19 năm.
“Không kiện được đâu”
Ngày 16.6.2016, ông V.N.H (ngụ H.Bến Lức, Long An) nộp đơn kiện bà V.T.H.S ra TAND H.Bến Lức, yêu cầu tòa hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vụ việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đã 2 tháng trôi qua, ông H. vẫn không được toà thụ lý đơn.
Ngày 9.8, ông H. khiếu nại thì được tòa trả lời rằng đang chờ ông… bổ sung đơn khởi kiện. “Trong vụ việc này, tôi đã cung cấp hộ khẩu của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đây cũng là địa chỉ cư trú cuối cùng của họ mà tôi biết được, đúng như quy định pháp luật. Bây giờ tòa bắt cung cấp thêm địa chỉ mới là hoàn toàn vượt ngoài khả năng cung cấp chứng cứ của tôi. Không lẽ tôi không bao giờ được thực hiện quyền khởi kiện của mình?”, ông H. than.
Tương tự, bà L.T.B.N nộp đơn khởi kiện tranh chấp diện tích đất không gian bị lấn chiếm ra TAND Q.5 (TP.HCM). Cán bộ nhận hồ sơ yêu cầu bà về UBND P.2 (Q.5) làm lại biên bản hòa giải không thành vì biên bản thiếu thành phần tham gia.
Ngày 27.6.2016, sau khi bổ sung nội dung, bà N. đến nộp đơn thì t án ghi giấy hẹn đến ngày 6.7.2016 trả lời. Ngày 7.7, bà N. nhận được thông báo trả lại đơn vì “biên bản h giải tranh chấp đất đai chưa đủ thành phần hội đồng h giải”.
Cụ thể, theo luật, thành phần tham gia hòa giải phải là tổ trưởng tổ dân phố nhưng trong biên bản hòa giải nộp cho t lại là tổ phó, đại diện ban điều hành tổ dân phố tham gia, ký tên biên bản h giải là không đúng. “Tui 62 tuổi, may mà lường trước sức khoẻ nên tui mới uỷ quyền cho cháu nó đi làm. Chứ tự tui đi chắc cũng không chịu nổi”, bà N. thở dài.
Trường hợp khác, bà T.T.D.E (Long An) cùng chồng kiện Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự H.Châu Thành về việc kê biên, bán đấu giá tài sản là căn nhà của hai vợ chồng. Tuy nhiên, bà D.E cho biết bà lặn lội đi nộp đơn khởi kiện ròng rã gần 3 tháng trời nhưng TAND H.Châu Thành không nhận đơn, cũng không có văn bản trả lời.
Bà nói: “Cứ mỗi lần tôi lên nộp đơn thì toà lại bảo không thụ lý những vụ như thế này. Tôi có hỏi phải sửa đơn như thế nào thì mới nhận nhưng t cứ nói không kiện được đâu. Loay hoay, cứ đi lên đi về mãi không được gì thì được người quen giới thiệu tìm luật sư (LS).
Tuần rồi (25.8), tôi lên gặp LS nhờ tư vấn, họ làm đơn khởi kiện cho tôi về nộp lại tại t. Khi nộp đơn tôi yêu cầu họ phải có biên nhận và phải trả lời bằng văn bản thì họ mới chịu làm và hẹn ngày 7.9 sẽ trả lời”.
Kẽ hở làm khổ dân
Theo LS Nguyễn Thành Công (Đoàn LS TP.HCM), với những trường hợp như trên, t căn cứ vào thành phần h giải sai để trả đơn, nhất quyết phải tổ trưởng, không chịu tổ phó tham gia biên bản h giải không thành là quá cứng nhắc.
“Quy định pháp luật đã quá cứng nhắc dẫn đến người thực thi pháp luật cũng cứng nhắc theo. Chỉ cần người tổ trưởng nghỉ phép dài ngày, nằm viện hoặc tạm thời chưa có tổ trưởng dân phố thì cả chuỗi việc liên quan đến kiện tụng, khiếu nại sẽ bị đình trệ”, LS Công nói.
Thẩm phán Huỳnh Văn Út (TAND TP.Cà Mau) cũng thừa nhận dù luật không cấm việc tòa yêu cầu đương sự “bổ sung đi bổ sung lại” nhiều lần nhưng hễ điều gì gây phiền hà cho dân là không nên, vi phạm Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp của Bộ Chính trị.
“Nhiều khi việc bổ sung đi, bổ sung lại là do cán bộ không nghiên cứu hồ sơ tới nơi tới chốn. Tốt nhất, khi nhận hồ sơ, nếu thấy vụ việc thuộc thẩm quyền, t có thể ưu ái thụ lý và sẽ yêu cầu bổ sung sau để dân bớt phải đi lại mất sức, tốn kém và có khi còn ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện”, thẩm phán Út nhìn nhận.
LS Vũ Quang Đức (Đoàn LS TP.HCM) cũng cho rằng, chuyện người dân đến cửa t bị bắt bẻ từng câu chữ, “ngược xuôi” bổ sung hồ sơ là chuyện thường. “Đây cũng chính là kẽ hở của luật làm khổ dân. Nên có quy định hướng dẫn khi nhận hồ sơ, cán bộ t yêu cầu bổ sung không quá một lần”, LS Đức ý kiến.
Đơn khởi kiện sẽ nộp qua cổng thông tin điện tử
Theo bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TP.HCM, quy định nộp đơn khởi kiện qua cổng thông tin điện tử của tòa án trong bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bộ luật Tố tụng hành chính 2015 là cách rất hay. Vì khi mọi chuyện công khai hoá trên mạng, cán bộ không trực tiếp tiếp xúc với đương sự thì hạn chế trường hợp nhũng nhiễu, hoạnh hoẹ dân ở giai đoạn này. Tuy nhiên, để đi vào hoạt động được, bà Hương cho hay vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể của TAND tối cao. “Hy vọng, mọi việc được xúc tiến nhanh để thuận tiện cho người dân”, bà Hương nói.
Phan Thương



Phan Thương – Đình Phú