23/01/2025

“Dược liệu nhập lậu chỉ còn là rác”

Quảng cáo như thần, nhưng thực tế có thể không có tác dụng, thậm chí còn nhiễm nấm hoặc vi sinh gây hại cho sức khoẻ người dùng. Đây là chất lượng thực tế của một phần trong số 20.000 mặt hàng thực phẩm chức năng đang có mặt trên thị trường.

 

“Dược liệu nhập lậu chỉ còn là rác”

Quảng cáo như thần, nhưng thực tế có thể không có tác dụng, thậm chí còn nhiễm nấm hoặc vi sinh gây hại cho sức khoẻ người dùng. Đây là chất lượng thực tế của một phần trong số 20.000 mặt hàng thực phẩm chức năng đang có mặt trên thị trường.

"Dược liệu nhập lậu chỉ còn là rác"
"Dược liệu nhập lậu chỉ còn là rác"
Nhiều dược liệu bị “nhái” khó phân biệt được thật giả. Trong ảnh là củ thiên ma khô và hạt ý dĩ khô bị làm giả (bên trái), không khác lắm với sản phẩm thật (bên phải) – Ảnh: Nguyễn Khánh

Hôm đầu tuần vừa qua, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong đã đặt mục tiêu đến giữa năm 2017 sẽ siết chất lượng thực phẩm chức năng bằng áp dụng quy trình thực hành tốt sản xuất (GMP) với cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng.

“Dược liệu nhập lậu thì chỉ còn là rác, tôi đã nói nhiều lần rồi nhưng tình trạng vẫn thế. Nếu thực phẩm chức năng sử dụng nguyên liệu rác này thì chất lượng không thể tốt được

Ông Phạm Thanh Kỳ

Nội ngoại đều có “vết”

Dung dịch sâm dạng nước nhập khẩu từ Hàn Quốc là một trong những loại thực phẩm chức năng nhiều vi phạm nhất.

Mới nhất, hôm đầu tháng 3 vừa qua, Thanh tra Bộ Y tế đã có quyết định xử phạt tới 360 triệu đồng đối với hai công ty SSBio Pharma Vina và SSBio Pharm K-V, do loại dung dịch sâm Hàn Quốc mà hai công ty này kinh doanh và quảng cáo có tên Korea red Ginseng Extract Royal, lô sản xuất 26-9-2014, hạn sử dụng 25-9-2017 có chất lượng không như công bố, công ty tự tẩy xoá, sửa chữa, làm sai lệch nội dung ngày tháng trên phiếu kiểm nghiệm, quảng cáo sản phẩm như thuốc chữa bệnh, thông tin trên nhãn phụ làm sai lệch thông tin hàng hoá…

Trước đó, nhiều loại dung dịch sâm khác cũng bị phạt vì kiểm tra không hề thấy sâm hoặc hàm lượng sâm thấp kiểu “chạy qua hàng nước sâm”, rồi quảng cáo rùm beng khiến người dân tưởng đó là thực phẩm bổ dưỡng, dùng cho người già, người bệnh.

Hôm 31-3, ông Lê Văn Giang, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cũng phải đại diện cục này làm việc với doanh nghiệp dược và các chuyên gia về dược liệu, giải quyết tố cáo của doanh nghiệp chuyện trên 80 loại thực phẩm chức năng ghi nhãn/quảng cáo sử dụng nguyên liệu là cây trinh nữ hoàng cung, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, phì đại tuyến tiền liệt nhưng kiểm tra thì thấy hoạt chất đặc trưng của trinh nữ hoàng cung trong 81/84 mẫu được kiểm tra là thấp hoặc không có.

Vì cụm công trình liên quan đến cây trinh nữ hoàng cung đã được bằng độc quyền giải pháp nên doanh nghiệp tố cáo lên Cục An toàn thực phẩm, kiến nghị cục cho kiểm tra toàn bộ các thực phẩm chức năng ghi nhãn có sử dụng trinh nữ hoàng cung trên thị trường.

Theo ông Phạm Thanh Kỳ – chuyên gia về dược liệu và nguyên là hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội, đang có tình trạng “siêu tách chiết” hoạt chất dược liệu từ Trung Quốc, như tách hoạt chất từ cam thảo làm thuốc viên chữa ho, tách chiết chất màu từ hồng hoa hay tách hoạt chất từ đan sâm, tam thất làm thuốc viên điều trị huyết áp, dự phòng chứng đau thắt ngực, giảm béo…

“Dược liệu nhập lậu thì chỉ còn là rác, tôi đã nói nhiều lần rồi nhưng tình trạng vẫn thế. Nếu thực phẩm chức năng sử dụng nguyên liệu rác này thì chất lượng không thể tốt được” – ông Kỳ nhận định.

Chẳng lẽ bó tay?

Rất khó kiểm soát quảng cáo và chất lượng thực phẩm chức năng, tháng nào Cục An toàn thực phẩm cũng phạt nhưng tình hình vẫn thế. Quảng cáo là vi phạm thường gặp nhất trong số các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (quý 1-2016 có 20 công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn, vệ sinh thực phẩm, 13/20 công ty là vi phạm quảng cáo).

Từ nhiều dược liệu chất lượng chưa rõ ràng và trải qua khâu sản xuất, công bố chất lượng không yêu cầu kiểm nghiệm định tính hàm lượng hoạt chất, chỉ cần định lượng thấy vết hoạt chất, sau đó thực phẩm chức năng ra thị trường công bố đủ loại tác dụng từ hỗ trợ điều trị đủ loại bệnh từ làm đẹp, trẻ hoá tới bệnh nan y, như ung thư, da, mắt, tóc, dạ dày, muốn tác dụng nào cũng có.

Tuy nhiên về chất lượng thì nói như ông Nguyễn Thanh Phong tại hội thảo mới được tổ chức ở Hà Nội nhằm “siết chặt” khâu sản xuất thực phẩm chức năng, nếu áp dụng GMP mới ở thực phẩm chức năng, sẽ trên 1/2 cơ sở đang sản xuất có thể bị ngừng hoạt động.

“Có cơ sở rất hiện đại, nhưng có cơ sở như Công ty MC Food mới bị thu hồi chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gần đây thì dây chuyền rất bẩn. Thực phẩm chức năng có nguyên liệu từ dược liệu cũng dễ bị nhiễm nấm, vi sinh” – ông Phong thừa nhận.

Theo khảo sát công bố gần đây tại Hà Nội, có tới 40-50% số người trưởng thành được hỏi ở Hà Nội và TP.HCM cho biết từng sử dụng thực phẩm chức năng. Nhu cầu dùng thực phẩm chức năng là có thật ở không ít người để tăng cường hỗ trợ sức khoẻ cũng như hỗ trợ điều trị một bệnh nào đó. Nhưng vấn đề phải kiểm soát chất lượng và quảng cáo để sản phẩm đúng như những lời quảng cáo?

Gần đây ban soạn thảo Luật dược sửa đổi có đề nghị đưa vào dự thảo này một quy định gây tranh cãi là cấm quảng cáo tác dụng phòng, hỗ trợ chữa bệnh ở sản phẩm không phải là thuốc (như thực phẩm chức năng).

Tuy đề nghị này bị phản ứng gay gắt, điều đó cũng cho thấy tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc nhưng điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn lẫn chất lượng sản phẩm thấp hơn thuốc nhiều lần đang ngày càng cấp bách.

 

Muốn lục hồ sơ 20.000 sản phẩm đã được lưu hành để rà soát lại chất lượng không phải dễ, nhưng không phải là điều không làm được!