23/01/2025

Lùi ngày “siết” chi trả thuốc chưa kê giá rõ ràng

Chiều 31-3, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), Trung tâm Thanh toán đa tuyến (Bảo hiểm xã hội VN) và Bệnh viện Bạch Mai đã họp về chi trả thuốc trúng thầu vào bệnh viện nhưng chưa rõ về giá kê khai và theo hướng dẫn hôm 16-3 của BHXH VN là không có căn cứ chi trả từ ngày 1-4.

 

Lùi ngày “siết” chi trả thuốc chưa kê giá rõ ràng

 

 

Chiều 31-3, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), Trung tâm Thanh toán đa tuyến (Bảo hiểm xã hội VN) và Bệnh viện Bạch Mai đã họp về chi trả thuốc trúng thầu vào bệnh viện nhưng chưa rõ về giá kê khai và theo hướng dẫn hôm 16-3 của BHXH VN là không có căn cứ chi trả từ ngày 1-4.

 

 

 

 

Lùi ngày “siết” chi trả thuốc chưa kê giá rõ ràng
Người dân chờ mua thuốc tại nhà thuốc một bệnh viện ở TP.HCM – Ảnh: Hữu Khoa

Thống kê của Bệnh viện Bạch Mai gửi Bộ Y tế cho biết đến ngày 29-3 có 164 thuốc không có thuốc thay thế thuộc diện này, đến ngày 31-3 vẫn còn 50 thuốc chưa rõ về giá kê khai.

Ngay sau phiên họp, đại diện BHXH VN cho biết ngay cuối ngày 31-3, BHXH VN sẽ có văn bản gia hạn việc siết chi trả tiền thuốc chưa rõ ràng về giá kê khai thêm 2 tháng, thay vì áp dụng ngay từ hôm nay 1-4.

Tôi từng đi học quản lý thuốc ở nước ngoài, vướng mắc phải cùng nhau giải quyết chứ không nên dùng các biện pháp siết và ép, nếu không sẽ tạo điều kiện cá lớn nuốt cá bé và khi cá bé bị nuốt hết, chỉ còn những ông lớn thì đó là lúc họ tự do tăng giá

Ông HÀ VĂN THÚY 
(phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế)

Ba bên phải cùng vào cuộc

Ông Hà Văn Thuý, phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, cho biết 3 đơn vị liên quan đến kê khai giá thuốc, sử dụng thuốc và chi trả tiền thuốc phải cùng vào cuộc.

“Doanh nghiệp trúng thầu cung ứng thuốc phải sớm hoàn tất kê khai giá thuốc, nếu doanh nghiệp nộp bản kê khai giá thuốc lên Cục Quản lý dược nhưng chưa được đăng tải lên website thì cần xác nhận nộp giá kê khai ngày nào gửi bệnh viện.

Với các bệnh viện, thuốc trúng thầu nhưng chưa có giá kê khai, kê khai lại thì doanh nghiệp phải cam kết bao giờ có giá kê khai, đến thời hạn ký hợp đồng mà chưa có giá kê khai đăng công khai thì bệnh viện ngừng sử dụng loại thuốc đó và có thể phạt hợp đồng”, ông Thúy nói tại cuộc họp.

Theo hướng dẫn ngày 16-3 của Bảo hiểm xã hội VN, trong số gần 15.000 mặt hàng dược phẩm phải kê khai, kê khai lại giá (trong danh sách Cục Quản lý dược công bố) vì giá cũ chưa phù hợp, đến hôm nay 1-4 nếu mặt hàng nào chưa có giá kê khai mới sẽ không có căn cứ thanh toán chi phí mua thuốc.

Tuy nhiên, theo ông Thuý, ngày 16-3 bảo hiểm mới có văn bản này mà ngày 1-4 đã áp dụng thì không đủ thời gian cho bệnh viện và doanh nghiệp dược thực hiện.

“Tôi từng đi học quản lý thuốc ở nước ngoài, vướng mắc phải cùng nhau giải quyết chứ không nên dùng các biện pháp siết và ép, nếu không sẽ tạo điều kiện cá lớn nuốt cá bé và khi cá bé bị nuốt hết, chỉ còn những ông lớn thì đó là lúc họ tự do tăng giá”- ông Thúy nói.

Ngay sau phiên họp, đại diện Bảo hiểm xã hội VN cho biết sẽ có ngay văn bản lùi thời hạn áp dụng việc “siết” chi trả với các thuốc chưa rõ ràng về giá kê khai.

Nhưng riêng Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt và có danh mục thuốc rất rộng, chỉ còn 50 thuốc nằm trong diện còn lúng túng nếu Bảo hiểm xã hội “siết” chi trả với các thuốc chưa rõ ràng từ ngày 1-4.

Việc lùi thời hạn thêm 2 tháng sẽ giảm áp lực cho cả bệnh viện, doanh nghiệp và Cục Quản lý dược. Ông Nguyễn Minh Thảo, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN, cho rằng việc gia hạn này nhằm có thêm thời gian thẩm định về giá thuốc được kê khai, nhưng nếu ngày 1-6 vẫn chưa hoàn tất kê khai, kê khai lại giá thuốc thì bảo hiểm sẽ thu hồi hết chi phí mua thuốc đã chi trả từ ngày 1-4.

Quản lý giá thuốc qua giá kê khai: cần minh bạch

Việc kê khai và kê khai lại giá thuốc đang tiến hành quá chậm, bởi danh mục gần 15.000 thuốc cần kê khai lại giá do giá kê khai cũ chưa hợp lý đã được thống kê xong từ tháng 9-2015. Giá thuốc kê khai và kê khai lại, theo quy định hiện hành là được sử dụng để bệnh viện làm căn cứ khi chấm thầu và không được mua thuốc quá giá kê khai.

“Thế nhưng 2 quý cuối năm 2015 chúng tôi rất khó so sánh giá vì có nhiều thuốc có mặt ở cả 2 cột giá là giá kê khai và kê khai chưa hợp lý, không biết áp dụng mức giá nào”- đại diện một bệnh viện ở Hà Nội cho biết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ gần đây, ông Nguyễn Tá Tỉnh, trưởng ban dược – vật tư y tế Bảo hiểm xã hội VN, cho rằng gần đây có hội thảo về thuốc phát minh ở Hà Nội, các nhà cung cấp thuốc châu Âu nói giá thuốc của họ được xác định trên chi phí sản xuất, nhân công, vận chuyển, quảng cáo, lợi nhuận và cả tiền làm từ thiện, giá đó rất minh bạch.

“Chúng tôi ở đây còn chưa biết giá CIF – giá nhập khẩu đến cảng VN của rất nhiều loại thuốc”- ông Tỉnh nói.

Câu chuyện hải quan, Cục Quản lý dược, Bảo hiểm xã hội VN cùng được nắm thông tin công khai giá CIF với thuốc nhập khẩu và giá xuất xưởng, giá thành của các thuốc sản xuất trong nước, như vậy mới đảm bảo minh bạch để quản lý giá thuốc đã được nói đến rất nhiều lần.

Tuy nhiên, giá thuốc dù đang công khai giá kê khai, mỗi lần điều chỉnh giá phải kê khai lại, được chấp thuận mới được tăng giá, nhưng dường như vẫn còn ẩn giấu rất nhiều bí mật. Minh bạch về giá thuốc mới giảm được các tầng nấc trung gian, nếu không, kê khai giá cứ kê khai, nhưng giá đó có hợp lý không lại là chuyện khác.