26/12/2024

Tử vong sau phẫu thuật gãy chân: phẫu thuật “đúng quy trình”

Rạng sáng 18-3, bệnh nhân Trần Thị Là (47 tuổi, trú Hoà Phong, Hoà Vang, Đà Nẵng) tử vong tại Bệnh viện Đà Nẵng sau khi được đưa vào đây phẫu thuật chữa chân bị gãy.

 

Tử vong sau phẫu thuật gãy chân: phẫu thuật “đúng quy trình”

 

Rạng sáng 18-3, bệnh nhân Trần Thị Là (47 tuổi, trú Hoà Phong, Hoà Vang, Đà Nẵng) tử vong tại Bệnh viện Đà Nẵng sau khi được đưa vào đây phẫu thuật chữa chân bị gãy. 

 

 

 

Người nhà bệnh nhân bức xúc về cái chết của bà Là - Ảnh: Đ.C
Người nhà bệnh nhân bức xúc về cái chết của bà Là – Ảnh: Đ.C

Cũng trong sáng 18-3, bà Ngô Thị Kim Yến, giám đốc Sở Y tế, và ban giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng đã trao đổi với báo chí về bệnh nhân Trần Thị Là (47 tuổi, trú Hoà Phong, Hoà Vang, Đà Nẵng) tử vong tại bệnh viện này sau phẫu thuật chân.

Theo ông Trần Ngọc Thạnh - giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, bà Là bị té ngã và vào viện ngày 6-3 là ngày chủ nhật. Ngay từ cấp cứu đã chụp phim chẩn đoán và chuyển vào Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình với chấn đoán gãy liên lồi tròn xương đùi bên phải, bà Là hoàn toàn khoẻ mạnh. Sau đó bệnh viện xếp lịch mổ vào ngày 15-3.

Khi mổ, bà Là được gây tê tuỷ sống. Sau ca mổ, bà Là tỉnh táo. Trong ca mổ bà Là có mất khoảng 500ml máu.

Sau mổ, bà Là được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt, hồi sức sau mổ và được truyền máu. Khi vừa truyền bịch máu thứ 3 thì bà Là than mệt, khó thở nên bác sĩ cấp cứu kịp thời thì mạch, huyết áp có lại. Bà Là được cho thở máy và hội chẩn viện khẩn cấp toàn bệnh viện.

Sáng 18-3, hội đồng khoa học kỹ thuật của Bệnh viện đã họp với các bác sĩ trưởng phó khoa và bà Ngô Thị Kim Yến – giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng – để phân tích, đánh giá về trường hợp của bà Là.

Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng trong cuộc trao đổi với các phóng viên liên quan đến trường hợp của bệnh nhân Là - Ảnh: Đ.CƯỜNG
Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng trong cuộc trao đổi với các phóng viên liên quan đến trường hợp của bệnh nhân Là – Ảnh: Đ.CƯỜNG

Theo bà Yến, qua khai thác về tình hình bệnh, cũng như các yếu tố về cận lâm sàng, Sở Y tế thống nhất với kết luận của bệnh viện là bệnh nhân bị thuyên tắc phổi và có thể sốc phản vệ do truyền máu.

“Bệnh viện tiến hành ca này theo đúng quy trình chuyên môn. Tuy nhiên, đứng ở góc độ cá nhân là người nhà của bệnh nhân, chúng ta cũng bức xúc. Đến giờ phút này, qua kiểm tra đánh giá của hội đồng khoa học bệnh viện có sự chứng kiến của Sở Y tế về mặt chuyên môn, tất cả những nhận định của bệnh viện là chính xác và chúng tôi thống nhất với kết luận của hội đồng khoa học bệnh viện”- bà Yến cho biết.

Trả lời câu hỏi của các PV vì sao nhập viện mà 9 ngày sau mới mổ, ông Lê Đức Nhân, phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân nhập viện vào chủ nhật và được chẩn đoán ngay, nếu mổ cấp cứu sẽ mổ ngay. Còn ca này không thuộc diện cấp cứu nên phải làm các xét nghiệm rồi mới được duyệt mổ vào sáng thứ 6 hàng tuần và mổ vào đầu tuần sau (thứ 2).

Trả lời vì sao sau mổ thì bệnh nhân rơi vào hôn mê, ông Nhân nói: “Sau khi đưa ra khỏi phòng mổ, bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện được với người nhà. Các thông số huyết áp, nhịp tim ổn định”.

Trong khi đó, theo gia đình nạn nhân, chiều 6-3, bà Là bị vấp té gãy chân và được đưa vào Bệnh viện Đà Nẵng. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị gãy liên lồi cầu xương đùi bên phải rất phức tạp.

Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu thành lập ngay Hội đồng chuyên môn xác minh nguyên nhân tử vong của bà Trần Thị Là. Cục quản lý khám chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế Đà Nẵng xử lý nghiêm các cá nhân tập thể có vi phạm, đồng thời công khai kết quả xử lý cho cơ quan báo chí và Bộ Y tế trước ngày 25-3.

L.ANH

Đến ngày 15-3, bà Là được bác sĩ khoa Ngoại chấn thương – chỉnh hình phẫu thuật kết hợp nẹp xương và vít xốp để cố định chân bị gãy. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, bà Là có diễn biến xấu.

Một bác sĩ bệnh viện cho biết sau ca phẫu thuật, bà Là được đưa qua khoa Hồi sức ngoại và vẫn tỉnh táo, huyết áp, nhịp tim, bình thường.

Do phẫu thuật ở chỗ xương xốp nên sau khi mổ có bị chảy máu nên bà Là thiếu máu. Khi các bác sĩ truyền được hơn một nửa bịch máu thì bệnh nhân có biểu hiện vật vã, suy hô hấp rồi ngừng tim, ngừng thở.

Bác sĩ này nói thêm đang nghi ngờ khả năng do tổn thương xương và biến chứng mỡ trong tuỷ làm tắc mạch phổi, gây tình trạng ngừng thở, ngừng tim đột ngột hoặc do truyền máu. Tuy nhiên phải chờ kết luận của hội đồng chuyên môn.

Điều khiến người nhà bệnh nhân bức xúc là tại sao nhập viện nhưng mãi 9 ngày sau bà mới được phẫu thuật và sau phẫu thuật thì xảy ra sự cố trên.

 

ĐOÀN CƯỜNG