23/01/2025

Người già sợ tết

Ngày tết là ngày đoàn tụ gia đình. Dù ai đi đâu, ở đâu, đến ngày tết, người ta cũng sẽ trở về với bố mẹ, với ông bà, tiên tổ.

 

Người già sợ tết

 

Ngày tết là ngày đoàn tụ gia đình. Dù ai đi đâu, ở đâu, đến ngày tết, người ta cũng sẽ trở về với bố mẹ, với ông bà, tiên tổ.

 

 

 

 

Cận tết cha nóng ruột điện thoại cho con

 

Người sống trở về. Người chết cũng trở về. Ở các làng quê xưa, vào ngày tết, người ta thường dựng trước cửa nhà, bên cạnh cây nêu có cung trừ ma quỷ, là một cành Phan. Cành Phan được làm bằng một cây tre cao chót vót, trên đỉnh phất phơ mấy rảnh lá, có buộc những tua vải xanh đỏ. Đấy là tín hiệu báo cho ông bà tổ tiên cùng trở về đoàn viên với con cháu, với gia đình.



“Tết là về bên gia đình”, với ba mẹ, tết chưa đến khi con chưa về. Tuy nhiên, hành trình sum họp đối với những người về quê vẫn còn khó khăn, vất vả – khiến niềm vui đoàn viên không được trọn vẹn. Thấu hiểu điều đó, nhân dịp Tết Bính Thân 2016, nhãn hàng OMO thực hiện chương trình “Xuân sum họp – Tết tròn yêu thương” giúp hành trình về quê đón tết của hàng triệu người Việt xa quê trở nên dễ dàng và thoải mái hơn với sự giúp sức của các em học sinh. Hãy cùng OMO chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” để mang tuổi xuân về bên ba mẹ và vui bước đường về nhà. Tham khảo tại:http://www.omotet.com/

Bởi thế, ngày tết là ngày vui. Người ta bảo “vui như tết”. Tết được rậm rịch chuẩn bị đến cả năm trời. Nuôi con heo cũng là để “tết thịt”. Có tấm áo đẹp cũng dành cho tết. Nhưng có ai nói “ngon như tết”, “đẹp như tết” đâu. Chỉ có “vui như tết” thôi. Tết là vui. Chính niềm vui mới làm nên tết.

Ngày xưa, các cụ quan niệm về tết rất cụ thể: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Như thế, cái tết có hai phần. Tinh thần và vật chất. Phần tinh thần là cây nêu, câu đối và tràng pháo. Pháo bây giờ làm bằng thuốc súng. Tiếng nổ ùng ùng như đại bác. Vì quá nguy hiểm nên Chính phủ đã cấm pháo và thay bằng pháo hoa. Pháo hoa còn rực rỡ, tưng bừng hơn pháo chuột. Còn phần vật chất là thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh. Những đặc sản tết ấy, bây giờ người ta bày bán quanh năm. Vì thế, ngày tết, người ta không còn nghĩ đến ăn nữa, mà chỉ tính đến chuyện đi chơi. Tết là chơi. Thay cho việc về quê đoàn viên với ông bà, người ta đi du lịch. Du lịch trong nước, rồi du lịch cả ở nước ngoài. Cái tết đang ngày một nhạt đi. Nó không còn là một niềm vui trọn vẹn. Niềm vui của sự đoàn viên. Hay nói đúng hơn, nó vừa vui lại vừa buồn. Vui cho lũ trẻ mà buồn cho người già.
Có không ít cụ già rất sợ tết. Bởi cái tết không còn vui nữa. Nó lạnh lẽo và hiu hắt. Một năm chỉ có 365 ngày. Trong đó có đến 360 ngày bận mọn, tất tả. Con cháu đi làm ăn xa. Chỉ có 5 ngày tết hy vọng được gặp cháu con. Người già sống vì con, vì cháu. Với người già, ngắm cháu con ríu rít sum vầy vui lắm. Vui vì thấy được chính mình. Thấy tuổi thơ mình trong cháu. Thấy thời trẻ mình qua con, thấy thấp thoáng hình bóng của mình. Con cháu quây quần là đoàn viên đại gia đình. Con cháu về là mang theo cả mùa xuân về. Đấy mới là mùa xuân đẹp nhất. Mùa xuân do con người làm ra. Nó rực rỡ, vui tươi và ấm áp hơn rất nhiều cái mùa xuân bàng bạc, dửng dưng đến theo quy luật tự nhiên của trời đất.

Người già sợ tết - ảnh 2

Người già quạnh hiu gói bánh tét – Ảnh:  shutterstock


Vậy mà bây giờ, trong đời sống hiện đại, không ít hình bóng người già đã bị nhạt đi trong mùa tết, dần dần rời khỏi khung hình tết cùng gương mặt con cháu. Họ trông ngóng, chờ đợi được đoàn viên, được vui đùa và trang hoàng tết cùng con cháu. Dẫu chỉ là gặp mặt, cùng gói cái bánh, bê cành mai cành đào, nói chuyện phiếm hay đơn giản là trao từng bao đỏ lì xì cho con cháu cũng đủ làm họ trẻ lại, quên đi cái tuổi đã ngoài lục tuần, cái đau lưng về già, vết hằn trên khoé mắt. Họ trông chờ sự đoàn viên ấy hơn là thứ “bù đắp” cho sự hiện diện của con cháu: được chúng nó gửi ít tiền vui tết; được tặng cái điện thoại đời mới để bố mẹ có thể gọi nghe tiếng con cháu từ xa, hay bao nhiêu là quà cáp đầy ắp cả nhà.
Nhưng người già đâu có thích tiền, đâu có thích quà, cũng càng không thích cái “a lô”. Có ăn tiêu gì được nữa đâu. Điện thoại thì chỉ có mỗi cái tiếng chuông cứ reo inh ỏi, lạnh lùng, sao bì được tiếng con cháu cười vang cả căn nhà ngày xuân. Thêm nữa, nói chuyện với cháu con mà chẳng nhìn thấy mặt mũi chúng, chỉ nghe tiếng nói thèo thèo bên tai, thì đã nói thế cả năm rồi. Tết muốn vẹo má đứa này, gõ đầu đứa khác, nhiều lúc la mắng chúng nó vài câu vì nghịch quá mà vẫn vui hơn. Vậy mà có được đâu, tết nhìn quanh bao nhà trong ngõ đang quây quần, nhà mình cái gì cũng sẵn sàng cả, chỉ thiếu chúng nó!
Người già như ngọn đèn dầu trước gió. Chẳng biết tắt lúc nào. Tết này còn ông bà, bố mẹ. Tết sau có khi bố mẹ, ông bà chỉ còn là nỗi nhớ thương. Lúc ấy, ta có muốn về với bố mẹ, về với ông bà cũng không còn cơ hội nữa. Dù có đổi đến cả một núi vàng, hay vượt qua cả vạn dặm đường cũng không có được một phút giây đoàn tụ. Hạnh phúc nhất là những ai tết này vẫn còn ông bà, bố mẹ. Nói như thiền sư Thích Nhất Hạnh, ta có thể sà vào lòng ông bà như đứa trẻ: “Ôi! Cháu hạnh phúc quá!”, hoặc reo lên: “Mẹ ơi! Con đã về! Con thương mẹ lắm! Mẹ có biết là con rất thương mẹ không!”…
T.Đ.K

Trần Đăng Khoa