10/01/2025

Đề xuất bỏ tội đánh bạc

Thảo luận về dự thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi) vào ngày hôm qua (25.8), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng một số tội danh đã quy định từ lâu nhưng xử lý rất yếu nên cần phải loại bỏ, đồng thời bổ sung thêm một số tội danh khác cho phù hợp với tình hình mới.

 

Đề xuất bỏ tội đánh bạc

 

 

Thảo luận về dự thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi) vào ngày hôm qua (25.8), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng một số tội danh đã quy định từ lâu nhưng xử lý rất yếu nên cần phải loại bỏ, đồng thời bổ sung thêm một số tội danh khác cho phù hợp với tình hình mới.


ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng trong bộ luật Hình sự có nhiều hình phạt khác, trong đó có 2 hình phạt vô nghĩa, thiếu tính răn đe là cảnh cáo và miễn trách nhiệm hình sự. “Đã phạm tội hình sự mà chỉ áp dụng cảnh cáo hoặc miễn trách nhiệm hình sự thì xử lý hình sự để làm gì, cho nên tôi đề nghị bỏ 2 hình phạt này mà bắt đầu từ hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ”, ông Thường nói, đồng thời đề xuất bỏ thêm cả tội đánh bạc và giải thích lý do: “Tội đánh bạc được quy định trong luật từ rất lâu nhưng thực tế xử lý rất yếu. Giờ đi bất kỳ ở đâu, cơ quan nhà nước đến đền chùa miếu mạo thì đều có đánh bạc, đặc biệt là dịp hội hè, lễ tết. Thực tế chúng ta đã xử một số vụ nhưng hiệu quả giáo dục không cao, có những vụ bắt tới 30 can phạm trong đó 10 người không truy tố, 10 người được hưởng án treo”.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) kiến nghị bổ sung thêm một số tội danh mới. “Một là tình trạng vay mượn nợ nần theo kiểu biến tướng lừa đảo gây ra nhiều hậu quả, nếu xử lý về dân sự thì không bao giờ đòi được nên tôi đề xuất bổ sung thêm tội bội tín. Ngoài ra bổ sung thêm tội lãng phí bởi đây là hành vi hết sức nguy hiểm, tham ô còn để lại tài sản còn lãng phí thì mất đi cả. Nhiệm vụ của bộ luật Hình sự là phải đấu tranh phòng chống tội phạm nếu không bổ sung thì còn bỏ lọt tội phạm rất nhiều”, ông nói.
Trái ngược với nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc việc bỏ án tử hình, ĐB Trần Văn Độ (nguyên Phó chánh án TAND tối cao), phân tích: “Trên góc độ của người nghiên cứu luật hình sự nhiều năm tôi cho rằng không phải cứ áp dụng hình phạt tử hình thì giảm tội phạm. Tử hình không răn đe được, tác dụng răn đe không nhiều. Thực tế khi chúng tôi đi xét xử các vụ án hình sự có hình phạt tử hình, hỏi bị cáo phạm tội giết người có nghĩ đến án tử hình khi gây án không thì bị cáo đáp lúc ấy điên lên không nghĩ cái gì cả. Một số tội phạm ma tuý thì nói mua bán 100 gr heroin cũng án dựa cột rồi nên 1 kg hay 10 kg cũng vậy nên cứ thế mà phạm tội”.
Án tử hình đối với tội tham nhũng, theo ĐB Trần Văn Độ, có từ rất lâu nhưng thực tế áp dụng rất ít, do vậy cần cân nhắc áp dụng hình thức khác hơn là tử hình. “Nếu có biện pháp nào đó để thu hồi thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với áp dụng án tử hình. Tôi đề nghị trong tội này quy định tịch thu tài sản phải là biện pháp bắt buộc chứ không phải “có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản” như trong dự thảo. Khi tịch thu tài sản như một hình phạt thì không cần chứng minh tài sản đó anh từ đâu mà có”, ĐB Độ đề xuất.

Thái Sơn