28/11/2024

Tranh tụng sẽ giúp hạn chế án oan sai

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 18.8 đăng bài Không có tranh tụng thì “không cần tòa án”.

 

Tranh tụng sẽ giúp hạn chế án oan sai

 

 

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 18.8 đăng bài Không có tranh tụng thì “không cần toà án”.


Tranh tụng sẽ giúp hạn chế án oan sai - ảnh 1
Nên làm
Hiện nay, tình trạng án oan sai vẫn còn nhiều, quá trình giải quyết bồi thường lại nhiêu khê, đó chính là vì khi xét xử vẫn chưa coi trọng việc tranh tụng. Trong xét xử, lẽ ra toà án chỉ đóng vai trò là trọng tài, nghe các bên tranh tụng rồi “cân” xem bên nào “nặng” hơn thì phán quyết cho bên đó. Nhưng hiện nay tôi thấy toà án chưa thể hiện hết vai trò của trọng tài mà thường thể hiện rõ nét của vai trò quyền lực, làm luôn chức năng thay cho người tranh tụng. Theo tôi, đưa quy định này vào pháp luật là một việc rất nên làm.
Nguyễn Văn Long
([email protected])
Thực thi công bằng
Tôi rất đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nếu xét xử mà chỉ căn cứ vào hồ sơ, kết luận điều tra, cáo trạng như hiện nay thì cần gì đưa ra xét xử, toà cứ căn cứ vào đó mà ra phán quyết. Trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu, hồ sơ có thể có những sai sót, việc thẩm vấn có thể có bức cung, nhục hình thì việc xét xử công khai, tranh tụng chính là để làm sáng tỏ những sai sót đó. Đảm bảo nguyên tắc tranh tụng cũng chính là đảm bảo và thực thi công lý.
Ngô Nhật Tân
([email protected])
Phù hợp với phát triển
Tôi nghĩ việc sửa đổi các bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự lần này chính là cơ hội để ta thực hiện hiệu quả việc cải cách tư pháp, phù hợp quy luật phát triển. Ngoài việc thay đổi trong quy định, chính sách thì cũng phải thay đổi trong nhận thức. Cần nâng cao vị thế của luật sư lên nữa. Trong xét xử tại toà án hiện nay, vị trí, chỗ ngồi của luật sư vẫn chưa được xem trọng thì làm sao đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được.
 

Luật sư Nguyễn Đức Chánh 

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2.1.2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị đã yêu cầu việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng. Nhưng cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng. Vì vậy, việc thể chế hoá nguyên tắc tranh tụng trong quy định của pháp luật là mong mỏi của nhiều người. Bởi lẽ, bản chất và mục đích yêu cầu của tranh tụng là quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án, bảo đảm các phán quyết là đúng đắn và chính xác. Ở một số nước trên thế giới đã áp dụng nguyên tắc này từ rất lâu. Còn nước ta hiện vẫn chú trọng thẩm vấn hơn là tranh tụng. Nếu áp dụng nguyên tắc tranh tụng thì phán quyết của hội đồng xét xử sẽ toàn diện, khách quan và chính xác nhất, có thể tránh được tình trạng án oan sai như hiện nay.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh
(Công ty luật Đức Chánh, TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Trung Chính
Để đảm bảo cho bản án được công bằng và công lý thì tranh tụng là một nguyên tắc cần phải có. Nếu không có tranh tụng thì phán quyết của toà án chỉ mang tính chủ quan, áp đặt của cơ quan tố tụng mà thôi. Như vậy, việc xét xử chỉ mang tính hình thức. Phải tranh tụng thì mới tìm ra được sự thật khách quan của vụ án, xem kết quả của tranh tụng là căn cứ để đưa ra phán quyết. Điều này cũng phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, phù hợp với xu thế chung của sự phát triển và hội nhập quốc tế.
Luật sư Nguyễn Trung Chính
(Công ty luật TC, TP.HCM)
An Phong – Hải Nam
(thực hiện)

BAN CTBĐ 
(tổng hợp)