11/01/2025

Tranh luận về giao ‘quyền điều tra’ cho công an xã

Tại phiên thảo luận về luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 19.6, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga đề nghị dừng thực hiện những nội dung về thẩm quyền tố tụng hình sự của công an xã.

 

Tranh luận về giao ‘quyền điều tra’ cho công an xã

 

 

Tại phiên thảo luận về luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 19.6, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga đề nghị dừng thực hiện những nội dung về thẩm quyền tố tụng hình sự của công an xã.

 

Nguyễn Hòa Bình

Viện trưởng  Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình – Ảnh: Ngọc Thắng

Theo bà Nga, điều 43 dự thảo luật quy định công an xã có nhiều thẩm quyền, trong đó có những thẩm quyền thực chất là hoạt động điều tra ban đầu của cơ quan điều tra. Trong khi đó, thời gian qua công an xã thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tố tụng hình sự đã xảy ra nhiều sai phạm, làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân, uy tín nhà nước, mà nguyên nhân là được giao những thẩm quyền vượt quá năng lực, trình độ. Để khắc phục tình trạng này, ĐB Nga đề nghị bỏ những quy định về thẩm quyền mang tính chất điều tra ban đầu của công an xã trong dự thảo, nâng tiêu chuẩn tuyển chọn đầu vào, nâng chế độ chính sách.

 
 
Tranh luận về giao ‘quyền điều tra’ cho công an xã - ảnh 2

Nếu giao kiểm ngư quyền hành chính cũng như quyền tư pháp là gửi đến cho thế giới một thông điệp VN đang thực hành quyền quản lý nhà nước trên Biển Đông trên văn tự pháp lý và trên thực tế

Tranh luận về giao ‘quyền điều tra’ cho công an xã - ảnh 3
 

Viện trưởng  Viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình

 

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của QH Hồ Trọng Ngũ có quan điểm khác với ĐB Nga. Theo ông Ngũ, những cơ sở pháp lý cho hoạt động công an xã cho đến nay rất tốt và cần phải luật hoá những quy phạm đó để cho công an xã có thêm quyền năng.

Ủng hộ giao quyền điều tra cho kiểm ngư

Về việc bổ sung kiểm ngư, cơ quan thuế, Uỷ ban Chứng khoán là cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền cho rằng đề nghị này trong Tờ trình của Chính phủ là chưa quán triệt thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và kết luận của Bộ Chính trị. Theo đó, cần thu gọn đầu mối cơ quan điều tra, trước mắt giữ như quy định hiện hành.

Đồng tình với quan điểm này, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng: “Người ta rất sợ có nhiều cơ quan điều tra vì có nhiều cơ quan điều tra sẽ có nhiều người có quyền bắt người, có quyền khởi tố”. Theo ông Đương, chủ trương của cải cách tư pháp là thu gọn đầu mối cơ quan điều tra rất đúng đắn. “Người ta rất sợ những người vừa có quyền hành chính mà lại có quyền tư pháp, sợ rằng sẽ dùng quyền tư pháp để thực hiện quyền hành chính. Qua giám sát oan sai vừa rồi và khảo sát nhiều năm cho thấy có tình trạng các cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra, ngoài công an thì thường triệt để sử dụng các thẩm quyền hành chính. Do đó, nguy cơ bỏ lọt hành vi phạm tội nhiều hơn, vì không thực hiện đầy đủ và thường ngại thực hiện thẩm quyền tố tụng”, ĐB Đương nói.

 
 

Hà Nội, TP.HCM được bầu 105 đại biểu HĐND

 

Cũng trong sáng 19.6, QH biểu quyết thông qua luật Tổ chức chính quyền địa phương với tỷ lệ tán thành 85,22%. Trong báo cáo giải trình tiếp thu, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết dự luật đã tiếp thu ý kiến của ĐB đề nghị tăng số lượng ĐB HĐND TP.Hà Nội và TP.HCM từ 95 lên 105 ĐB để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm, tính chất của các đô thị lớn này. Về cơ cấu tổ chức của HĐND các TP trực thuộc T.Ư khác, luật quy định nguyên tắc TP trực thuộc T.Ư có từ 1 triệu dân trở xuống được bầu 50 ĐB; có trên 1 triệu dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm một ĐB nhưng tổng số không quá 95 ĐB.

 

Phân tích về vấn đề này, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đề nghị ủng hộ việc bổ sung thẩm quyền cho cơ quan kiểm ngư. Theo ĐB Bình, nếu giao kiểm ngư quyền hành chính cũng như quyền tư pháp là gửi đến cho thế giới một thông điệp VN đang thực hành quyền quản lý nhà nước trên Biển Đông trên văn tự pháp lý và trên thực tế. “Tôi đề nghị QH ủng hộ cơ quan này, còn các cơ quan khác thì các ĐB nghiên cứu”, ĐB Bình nói.

3 cơ quan cùng có quyền, ai sẽ giải quyết ?

Thảo luận ở hội trường về dự án luật Tạm giữ, tạm giam chiều qua, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đề nghị giữ nguyên hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam hiện nay. Theo ĐB Thường, nếu như tách riêng tạm giam, tạm giữ có nghĩa phải xây dựng thêm khoảng 700 nhà tạm giam và 700 nhà tạm giữ. Việc xây dựng riêng, quản lý riêng kéo theo những yêu cầu về bảo đảm an ninh phức tạp và tốn kém… nhưng cũng không khắc phục được những bất cập hiện nay.

Liên quan đến vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo về thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam, ĐB Hồ Văn Năm (Đồng Nai) cho rằng dự thảo luật còn quy định rất chồng chéo. “Cùng một luật này nhưng 3 cơ quan cùng một lúc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam: Một là cơ quan quản lý trại tạm giữ, tạm giam; hai là Bộ Công an; ba là Viện Kiểm sát. Vậy khi có đơn khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam thì cơ quan nào giải quyết?”, ĐB Năm nêu vấn đề.

ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) đề nghị bỏ quy định người bị giam giữ vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, tuỳ mức độ vi phạm mà có thể bị cùm chân. Theo ĐB Chi, người bị tạm giữ, tạm giam chưa hẳn là tội phạm mà cùm chân họ như vậy là vi phạm quyền con người. “Không nên quy định hình thức kỷ luật cùm chân mà có thể giam họ ở phòng cách ly sẽ tốt hơn”, ĐB Kim Chi nói.       

Sinh viên cao đẳng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Chiều 19.6, QH biểu quyết thông qua luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) với tỷ lệ ủng hộ 87,65%. Theo quy định mới được bổ sung, đối tượng sinh viên cao đẳng được đưa vào diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (NVQS).

Theo UBTVQH, tiếp thu ý kiến các ĐB và qua thực tế tuyển chọn công dân nhập ngũ trong những năm gần đây, để khắc phục tình trạng trốn tránh NVQS thông qua việc tạm hoãn của đối tượng này, UBTVQH đề nghị chỉ bổ sung đối tượng tạm hoãn là sinh viên đang học trình độ cao đẳng thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao, bảo đảm cho sinh viên vừa có cơ hội thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập cũng như bảo vệ Tổ quốc, phù hợp tình hình mới.

Liên quan đến quy định về công dân nữ thực hiện NVQS, UBTVQH cho biết có ý kiến đề nghị cần rà soát các quy định để đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc bình đẳng giới, tạo điều kiện cho công dân nữ rèn luyện và trưởng thành trong môi trường quân đội, góp phần tạo nguồn cán bộ nữ cho địa phương.

Tiếp thu ý kiến ĐB, UBTVQH cho biết đã chỉnh lý bổ sung nội dung tại khoản 2 điều 6, khoản 2 điều 7 và khoản 2 điều 12 như dự thảo luật trình QH thông qua. Theo đó, công dân nữ trong độ tuổi thực hiện NVQS trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Bên cạnh đó, luật cũng quy định nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội nhân dân.

Luật hóa trách nhiệm của Thủ tướng trước QH

Sáng 19.6, QH biểu quyết thông qua luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 83%. Trước khi thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về dự thảo luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Theo UBTVQH, một số ĐB đề nghị bổ sung các quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cho tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nhóm ý kiến này cũng đề nghị quy định làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ; trách nhiệm trực tiếp trả lời chất vấn trước QH, UBTVQH; trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân…

Theo đó, dự luật bổ sung quy định: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH về các quyết định, chủ trương, chính sách của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

UBTVQH cho biết dự luật cũng bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao” và “giải trình, trả lời chất vấn trước QH, UBTVQH”…        

 

Trường Sơn