10/01/2025

Khi thời gian cho gia đình bị ‘đánh cắp’

Nhiều người Việt luôn tâm niệm “gia đình là số 1” nhưng áp lực của công việc và nhịp sống hiện đại đã vô tình khiến quỹ thời gian sum vầy giữa các thành viên dần bị “đánh cắp” khỏi mái ấm gia đình.

 

Khi thời gian cho gia đình bị ‘đánh cắp’

 

 

Nhiều người Việt luôn tâm niệm “gia đình là số 1” nhưng áp lực của công việc và nhịp sống hiện đại đã vô tình khiến quỹ thời gian sum vầy giữa các thành viên dần bị “đánh cắp” khỏi mái ấm gia đình.


 

Việc duy trì mức độ gắn kết gia đình đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các thành viên - Ảnh: Huy QuangViệc duy trì mức độ gắn kết gia đình đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các thành viên – Ảnh: Huy Quang
Tổ ấm gia đình đang ấm hay lạnh?
Một ngày của gia đình anh Minh, chị Lan bắt đầu từ 6 giờ sáng. Sau bữa sáng “thần tốc”, người lớn tất bật đi làm, con trẻ đi học. Chiều muộn, hai cha con thường ăn qua loa bên ngoài cho kịp giờ học thêm, anh cũng tiện gặp gỡ đối tác, bạn bè. Ngôi nhà nhỏ thường chỉ có chị Lan và con gái nhỏ cùng chơi đùa đến tận 8 – 9 giờ đêm. “Có khi một tuần, cả nhà chỉ ăn cùng 1 – 2 bữa. Nhà có 4 người nhưng ngày càng thiếu gắn kết, lúc nào cũng ít tiếng cười đùa, trò chuyện”, chị Lan chia sẻ.
Câu chuyện của gia đình anh Minh, chị Lan không hề xa lạ với nhiều tổ ấm hiện nay. Khảo sát của một tờ báo lớn hơn 60.000 độc giả gần đây cũng cho thấy có đến gần 87% trong số 38.362 độc giả không dành đủ thời gian cho gia đình, đặc biệt gần 57% chỉ dành dưới 20 phút mỗi ngày. Hơn 87% trong số 22.848 độc giả ăn tối với gia đình ít hơn 3 buổi/tuần, riêng con số chỉ ăn tối với gia đình duy nhất 1 lần/tuần là 60%.
Theo PGS-TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, tình trạng thiếu thời gian để gắn kết gia đình bắt nguồn từ áp lực công việc – những mối quan hệ trong nhịp sống hiện đại. “Chúng ta chú trọng vun vén cho gia đình ở khía cạnh vật chất; tuy nhiên, sự gắn kết – yếu tố vô hình nhưng quyết định chất lượng hạnh phúc – lại bị xem nhẹ”. Ở nhiều quốc gia tiên tiến như Hà Lan, Đan Mạch… mức độ gắn kết luôn được sử dụng để đánh giá sự hạnh phúc của các gia đình. Gắn kết có thể bắt nguồn từ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như cùng nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chơi thể thao hay ăn tối…
“Nhịp sống hiện đại có thể đang đánh cắp dần sự gắn kết giữa các thành viên, nhưng nếu bạn thực sự đặt hạnh phúc gia đình thành ưu tiên hàng đầu thì việc tạo ra “chất keo” gắn kết không hề khó như bạn nghĩ”, PGS-TS Huỳnh Văn Sơn khẳng định.
Mức độ gắn kết là thước đo hạnh phúc gia đình
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em sống trong gia đình có mức độ gắn kết cao thường được nhiều điểm A hơn, các kỹ năng xã hội cũng phát triển tốt hơn. Các chứng bệnh liên quan đến hô hấp và tuần hoàn ở người già giảm đáng kể, trẻ vị thành niên ít gặp chứng rối loạn hành vi. Sự gắn kết thậm chí còn ảnh hưởng đến IQ, khi một nghiên cứu cho thấy so với chỉ số IQ trung bình lúc 3 tuổi (60,5), những trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường đầy yêu thương, chăm sóc sẽ đạt 91,8.
Bạn không thể xây dựng gia đình với máy tính bảng, điện thoại, càng không thể chỉ bằng vài món đồ chơi cho con, thuốc bổ gửi cho ông bà để thay thế cho sự trò chuyện, quan tâm. Duy trì mức độ gắn kết gia đình đòi hỏi nỗ lực của mỗi thành viên, và nỗ lực cho hạnh phúc rất đáng để chúng ta đầu tư công sức!
 

Hoàng Dung