Bị “soi” giới tính, làm sao đây?
Cơ quan tôi mới tuyển dụng một nam sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế vào làm việc tại phòng tổ chức cán bộ lao động và tiền lương. Anh này chải chuốt khá bóng bẩy và thường sực nức mùi nước hoa.
Bị “soi” giới tính, làm sao đây?
Cơ quan tôi mới tuyển dụng một nam sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế vào làm việc tại phòng tổ chức cán bộ lao động và tiền lương. Anh này chải chuốt khá bóng bẩy và thường sực nức mùi nước hoa.
Các bạn trẻ tham gia trong một ngày hội tìm hiểu về cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới tại TP.HCM – Ảnh: Ngọc Đông |
Điều đặc biệt anh rất thích mặc những chiếc áo có gam màu sặc sỡ, hoa lá cành. Anh thường xuyên là đề tài cho một số người trong cơ quan xầm xì, bàn tán, thậm chí là… soi mói về giới tính. Có người thẳng thừng bảo “thằng đó “hai phai” là cái chắc”, người khác thì nói toạc ra “đồng tính chứ còn gì nữa”, thậm chí có người còn mạnh miệng gọi anh là… chị.
Có hôm anh mang giấy tờ đi đóng dấu, chị văn thư phụ trách con dấu của cơ quan “vặn vẹo”: “Sao ăn mặc gì hoa lá cành thế, có bị “bóng” không đó?”. “Nhân vật chính” ngượng ngùng đỏ mặt tía tai, cười trừ chống chế. Nhiều người khác trong phòng làm việc có cảm giác khó chịu, tự ái giùm anh.
Câu chuyện giới tính này không dừng ở anh nhân viên mới, một số nhân viên ngoài 30 tuổi chưa có vợ hoặc chưa có bạn gái “ra mắt” trong các dịp tiệc tùng, lễ cưới thì y như rằng bị gán ghép là có vấn đề giới tính.
Anh bạn đồng nghiệp làm cùng phòng với tôi năm nay đã xấp xỉ 40 tuổi nhưng vẫn “lẻ bóng”. Chuyện tình cảm anh rất kín kẽ và chưa bao giờ công khai bạn gái của mình. Có lẽ vì thế nên anh thường xuyên bị mọi người đoán già đoán non và xầm xì, bàn tán, soi mói.
Có người còn đùa giỡn bảo anh nên sang Thái Lan chuyển đổi giới tính. Anh tâm sự với tôi cảm thấy “nhột” và giận lắm nhưng không biết làm sao bây giờ. Càng chống chế, giải thích thì mọi người càng bảo rằng anh đang cố gắng che giấu bản thân.
Tôi nghĩ quan trọng đối với một nhân viên trong cơ quan là năng lực làm việc và mối quan hệ ứng xử giao tiếp hằng ngày đối với công việc và mọi người trong cơ quan, còn giới tính là chuyện riêng tư, rất tế nhị của bản thân họ. Có cần thiết phải mang chuyện giới tính ra xầm xì, bàn tán, soi mói, làm chuyện đàm tiếu nơi công sở hay không?
Hỏi han giới tính là thô lỗ Ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, việc hỏi han về giới tính của người khác là một hành vi cực kỳ thô lỗ và bất lịch sự. Trong các giáo trình giảng dạy tiếng Anh, giới tính cũng là một trong những vấn đề “personal” (riêng tư) mà người sử dụng tiếng Anh giao tiếp không nên dùng. Trong công tác tuyển dụng, giới tính cũng là một vấn đề khá nhạy cảm. Tạp chí Forbes từng đăng tải một bài viết về các vấn đề riêng tư trong buổi phỏng vấn xin việc, và chuyện giới tính là một trong các vấn đề không phù hợp để đặt ra trong một buổi tuyển dụng nhân sự, bên cạnh quốc tịch, chủng tộc và tôn giáo. Trang hrworld.com cũng cho rằng các câu hỏi về giới tính không thể được đặt ra để hỏi khi tuyển dụng và việc đưa ra những dự đoán về năng lực làm việc của một người nào đó thông qua giới tính của họ là điều không có cơ sở. Các đối tượng bị kỳ thị về bản dạng giới thường bao gồm người đồng tính, song tính và chuyển giới. Theo trang workplacefairness.org, các hành vi trêu đùa hay nói xấu quá trớn về bản dạng giới của người khác có thể được coi là một hình thức quấy rối và phân biệt đối xử bất hợp pháp. Theo Uỷ ban Phụ trách cơ hội việc làm công bằng EEOC, hành vi quấy rối có thể bao gồm những nhận xét xúc phạm về giới tính của một người. Ví dụ, việc dùng những từ ngữ nhận xét phản cảm nói chung để quấy rối phụ nữ là một hành vi bất hợp pháp. Ngoài ra, việc đối xử bất công với một người nào đó trong môi trường làm việc chỉ vì giới tính của họ cũng được xem là hành vi kỳ thị về mặt giới tính. |