27/11/2024

Rà soát để giải oan cho dân

Sáng 8.1, đoàn đại biểu Quốc hội do ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, làm trưởng đoàn đã giám sát oan sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại do oan sai tại Sóc Trăng.

 

Rà soát để giải oan cho dân

 

Sáng 8.1, đoàn đại biểu Quốc hội do ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, làm trưởng đoàn đã giám sát oan sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại do oan sai tại Sóc Trăng.

 

 

 

Ông Phạm Văn Lé (thứ 2 từ trái sang) - một trong 3 người bị bắt oan trong vụ án giết người P.Vĩnh Phước (TX.Vĩnh Châu) đoàn tụ với gia đình - Ảnh: Trần Thanh Phong

Ông Phạm Văn Lé (thứ 2 từ trái sang) – một trong 3 người bị bắt oan trong vụ án giết người P.Vĩnh Phước (TX.Vĩnh Châu) đoàn tụ với gia đình – Ảnh: Trần Thanh Phong

Đây là một trong những tỉnh có số vụ, số người bị oan sai nhiều nhất trong cả nước, gây bức xúc dư luận.
Theo báo cáo của đại tá Thái Văn Đợi, Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, từ ngày 1.10.2011 đến 30.9.2014, toàn tỉnh có 241 vụ án, 206 bị can được công an tạm đình chỉ điều tra, chiếm tỷ lệ 14%/tổng số vụ án khởi tố. Có 40 vụ án, 52 bị can được công an đình chỉ điều tra, chiếm 2,25%/tổng số vụ án khởi tố. Trong thời gian này, có 7 đơn tố cáo điều tra viên bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra.
Theo đại tá Đợi, trong quá trình điều tra vụ án giết người xảy ra ngày 5.7.2013, tại ấp Lâm Dồ (xã Đại Ân 2, H.Trần Đề) và bắt oan 7 thanh niên vô tội, đã có 25 cán bộ, chiến sĩ công an bị kỷ luật, kiểm điểm. Đại tá Đợi thừa nhận trong quá trình điều tra vụ án đã áp dụng sai quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự trong hoạt động điều tra. Nguyên nhân là do sơ suất, chủ quan, nóng vội, áp lực điều tra phá án; trình độ, năng lực điều tra viên còn hạn chế…
Anh Thạch Sô Phách - một trong 7 thanh niên bị bắt oan ở H.Trần Đề - Ảnh: Huyền TrinhAnh Thạch Sô Phách – một trong 7 thanh niên bị bắt oan ở H.Trần Đề – Ảnh: Huyền Trinh
Tuy nhiên, theo ông Trần Khắc Tâm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, việc điều tra, truy tố dẫn đến 7 thanh niên bị bắt oan đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không thể đổ lỗi do năng lực điều tra viên còn hạn chế mà thực tế cán bộ điều tra phải có “trình độ cao”, vì từ người dân vô tội họ đã dàn dựng kịch bản thành người có tội. Ông Tâm cũng đề nghị công an tỉnh rà soát, thống kê các vụ án, bị can bị oan sai. Bởi ngoài “7 ông Chấn ở Sóc Trăng”, thì mới đây còn có 3 người trong gia đình bị bắt oan về hành vi giết người ở P.Vĩnh Phước (TX.Vĩnh Châu). Hiện 3 người này đã được công an đình chỉ điều tra bị can, được tự do sau gần 2 năm bị bắt tạm giam. Ngoài ra, ngày 31.12.2014, TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử phúc thẩm tuyên anh Trần Hữu Đức (23 tuổi, ngụ ấp Ngãi Hội 1, thị trấn Đại Ngãi, H.Long Phú) vô tội. Anh Đức trước đó bị công an bắt tạm giam về hành vi cố ý gây thương tích…
Theo ông Võ Văn Dinh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, đơn vị đang tiếp nhận 9 đơn yêu cầu của người dân đòi bồi thường thiệt hại do truy tố dẫn đến oan sai. Trong đó đã giải quyết bồi thường 1 trường hợp với số tiền hơn 99 triệu đồng. Đối với 7 thanh niên bị bắt oan ở H.Trần Đề, hiện Viện KSND đã chi tiền tạm ứng bồi thường oan sai cho mỗi người 20 triệu đồng.
Còn theo ông Trần Hùng Dũng, Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng, trong hoạt động tố tụng, TAND H.Mỹ Tú đã xét xử oan đối với anh Trương Hoàng Hiếu (30 tuổi, ngụ ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện, H.Mỹ Tú). Ngày 26.2.2009, TAND H.Mỹ Tú xét xử sơ thẩm, tuyên phạt anh Hiếu 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Sau đó, anh Hiếu có đơn kháng cáo. Đến ngày 10.9.2010, sau hơn 2 năm ngồi tù, anh Hiếu được Công an H.Mỹ Tú quyết định đình chỉ điều tra bị can vì hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được anh Hiếu phạm tội. Tháng 3.2014, TAND H.Mỹ Tú công khai xin lỗi anh Hiếu và bồi thường thiệt hại do xử oan trên 185 triệu đồng.
Chiều cùng ngày, đoàn tiếp tục làm việc về tình hình oan sai ở Sóc Trăng nhưng không cho phóng viên tham dự cuộc họp.

Trần Thanh Phong