Bỏ dở điều trị, biến bệnh dễ chữa thành khó chữa

Đối với các bệnh nan y hoặc mãn tính, việc điều trị thường phải kéo dài, có khi suốt đời.

 

Bỏ dở điều trị, biến bệnh dễ chữa thành khó chữa

 

Đối với các bệnh nan y hoặc mãn tính, việc điều trị thường phải kéo dài, có khi suốt đời. 

 

 

 

Ông T.N.T. tại khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương khi bị chảy máu mũi do tăng huyết áp quá cao - Ảnh: N.T.H.
Ông T.N.T. tại khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương khi bị chảy máu mũi do tăng huyết áp quá cao – Ảnh: N.T.H.

Thế nhưng nhiều người bệnh đã bỏ dở việc điều trị khiến bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Trường hợp của ông T.N.T. (58 tuổi, nhà ở Q.Tân Bình, TP.HCM) dưới đây là ví dụ điển hình về tác hại của việc bỏ dở điều trị.

Ngưng điều trị cao huyết áp vì… lười

Cần sự phối hợp từ nhiều phía

Cho đến nay, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do HIV gây ra vẫn chưa được chữa khỏi, nên luôn là gánh nặng tâm lý đeo đẳng suốt cuộc đời bệnh nhân. Ðặc biệt những bệnh nhân kém niềm tin và lạc quan dễ dẫn đến tình trạng chán nản, buông xuôi, bỏ điều trị hoặc dùng thuốc thất thường, dẫn đến thất bại trong điều trị. Do phải dùng quá nhiều thuốc, đặc biệt những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng virút hoạt tính cao phải dùng ít nhất ba loại thuốc trở lên thì số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời khiến họ buông xuôi, bỏ điều trị.

Để hạn chế tình trạng bỏ dở điều trị ở người bệnh cần sự phối hợp từ nhiều phía. Trước hết, người bệnh phải lạc quan, có ý thức tuân thủ điều trị. Kế đến, sự hỗ trợ của cán bộ y tế, người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ trong điều trị của người bệnh.

Vừa qua, ông T.N.T. nhập viện Bệnh viện Trưng Vương vì chảy máu mũi rất nhiều, phải dùng khăn lau mặt thấm máu, đầu tiên là một bên, sau đó chảy cả hai bên mũi. Đo huyết áp cho ông T., nhân viên y tế thấy tăng rất cao: 190/100mmHg. Sau khi bác sĩ xử lý khống chế được huyết áp thì máu mũi của bệnh nhân ngưng chảy hẳn. 

Đây là một tình huống nguy hiểm ở người bệnh tăng huyết áp, vì áp lực máu tăng quá cao nên gây ra cảnh “tức nước vỡ bờ”. Cũng may là máu chảy ở vùng mũi, nếu chảy trong não có thể làm người bệnh tử vong hoặc bán thân bất toại.

Khi bác sĩ hỏi, ông T. cho biết đã mắc bệnh tăng huyết áp từ lâu, nhưng hơn một năm nay ông không đi khám bệnh và không uống thuốc đều, đồng thời ngày nào cũng uống bia. Lý do ông T. không đi khám bệnh là vì “thấy trong người khỏe và vì bận công việc” nhưng theo ông chủ yếu là do lười!

Bỏ dở điều trị không đơn thuần chỉ là ngưng uống thuốc một thời gian, mà còn có thể người bệnh quay lại lối sống không có lợi cho sức khỏe như: ít vận động, ăn nhiều chất béo và chất ngọt, hút thuốc lá và uống rượu bia quá mức…, hoặc chuyển sang cách điều trị không chính thống chưa được khoa học kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả.

Như trường hợp của ông T.V.S. (63 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM), bị bệnh đái tháo đường type 2 được điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương. Mặc dù bệnh của ông S. đã được các bác sĩ kiểm soát tốt, nhưng ông vẫn nghe theo lời khuyên của người cháu bỏ điều trị ở bệnh viện để chuyển qua dùng nhiều loại thảo dược theo thang thuốc của một vị lang y nào đó, bảo đảm khỏi bệnh đái tháo đường 100%.

Hậu quả là sau ba tháng điều trị theo cách không chính thống này, ông S. bị sụt cân và tiểu đêm nhiều lần, mệt mỏi… đành quay lại bệnh viện điều trị. Kết quả kiểm tra cho thấy đường huyết và mỡ máu của ông S. tăng rất cao.

Có nhiều lý do khiến người bệnh bỏ dở điều trị: do thấy trong người khỏe nên chủ quan, bận làm việc mưu sinh, chi phí điều trị tốn kém, không chịu được tác dụng phụ của thuốc, việc điều trị làm ảnh hưởng đến lối sống như không thích bỏ thuốc lá và bị hạn chế bia rượu…

Biến bệnh chữa được thành bệnh khó chữa

Chị V.S.M. (32 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) bị cường giáp làm run tay, hồi hộp, ăn nhiều mà vẫn sụt cân. Bác sĩ khuyên nên uống thuốc đều đặn, liệu trình điều trị 18-24 tháng, kèm theo ăn kiêng thức ăn có chứa iôt. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc được vài tháng thấy trong người khỏe bình thường trở lại thì chị M. tự ý ngưng điều trị đột ngột. Cứ thế lặp lại nhiều lần như vậy, lần gần đây nhất chị M. nhập viện trong bệnh cảnh cấp cứu do cường giáp nặng, bị biến chứng suy tim gây khó thở và rung nhĩ. 

Cường giáp là một hội chứng có thể gây ra do nhiều nguyên nhân. Dù là nguyên nhân gì thì biểu hiện bệnh cũng tương tự nhau: hồi hộp, run tay, mệt mỏi, ăn nhiều mà vẫn sụt cân, nóng nảy, mất ngủ, kinh nguyệt không đều…

Việc điều trị gồm ba phương pháp như: điều trị nội khoa, phẫu thuật, uống iôt phóng xạ. Trong đó, điều trị nội khoa thường là lựa chọn đầu tiên, người bệnh phải uống thuốc kháng giáp tổng hợp trong thời gian 18-24 tháng để hạn chế tái phát. Khi liệu trình điều trị kéo dài, phải xét nghiệm máu và tái khám nhiều lần, nhiều người bệnh thấy “khỏe trong người” là tự ý ngưng thuốc.

Đối với các bệnh lây nhiễm như lao phổi, viêm gan do virút B hoặc C, nhiễm HIV/AIDS…, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để chữa dứt hoặc khống chế bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân mắc lao hầu hết trong độ tuổi lao động nhưng nhiều người chỉ dùng thuốc vài tháng đầu. Khi thấy khỏe hơn, họ tưởng là hết bệnh nên bỏ dở điều trị. Phác đồ điều trị lao hiện nay thường là sáu tháng. Hai tháng đầu, việc dùng thuốc của người bệnh được tuân thủ tốt nhờ sự giám sát của nhân viên y tế tại các trạm chống lao địa phương. Bốn tháng còn lại người bệnh được cấp thuốc về nhà và được giám sát bởi gia đình.

Tuy nhiên, nếu người thân thiếu giám sát hoặc bệnh nhân có ý thức kém, không thực hiện đúng quy trình điều trị, uống thuốc không đúng liều hoặc tự ý ngừng thuốc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Việc điều trị dở dang khiến bệnh không được chữa dứt điểm và nhanh tái phát với nguy cơ kháng thuốc cao.


BS NGUYỄN THANH HẢI (Bệnh viện Trưng Vương
)