09/01/2025

Mót sắt giữa Sài Gòn

Trần lưng dưới cái nắng như thiêu đốt của Sài Gòn, họ dồn sức mạnh vào đôi bàn tay đang cầm búa tạ, cầm thuổng đào đất, và đôi tai lắng nghe từng âm thanh vọng lại từ chiếc máy dò kim loại.

 

Mót sắt giữa Sài Gòn

Trần lưng dưới cái nắng như thiêu đốt của Sài Gòn, họ dồn sức mạnh vào đôi bàn tay đang cầm búa tạ, cầm thuổng đào đất, và đôi tai lắng nghe từng âm thanh vọng lại từ chiếc máy dò kim loại.

Anh Nguyễn Văn Châu – 32 tuổi, quê huyện Cần Đước, tỉnh Long An, có kinh nghiệm bốn năm trong nghề – đang bê những khối đất sét từ dưới hố đào để kiếm sắt bên bờ sông, Q.2, TP.HCM. Mỗi ngày anh thu nhập 200.000-300.000 đồng

 

Cứ như vậy, đôi khi họ làm công việc của người phu đập đá, người phu mỏ, hay thậm chí là người móc cống.

Họ có mặt ở những công trình đang giải tỏa, tháo dỡ, ở những bến tàu cũ mà ở đó có thể còn sót lại nhiều mẩu sắt thép vụn, cũ, thừa. Họ là những người hành nghề mót sắt vụn. Theo đúng nghĩa của từ “mót”, những người làm nghề này phải đào bới sâu xuống lòng đất, có khi tới 2m, cũng có khi phải đập tan tành cây cột bêtông để nhặt nhạnh được lõi sắt bên trong. Cũ? Gỉ? Sắc nhọn? Có hề gì, miễn sắt thép là có thể bán được.

 

Ở nơi có công trình tháo dỡ sẽ xuất hiện những người kiếm sắt vụn. Trong ảnh: là những người đang kiếm sắt vụn ở một công trình tại Q.2, TP.HCM

 

 

Thảo – 15 tuổi, cha bán vé số, mẹ bỏ đi khi còn nhỏ – nhà sống ở Q.2, TP.HCM, từ nhỏ không đi học, đã bắt đầu làm công việc kiếm sắt vụn từ năm 7 tuổi

 

 

Anh Nguyễn Xuân Cường – 42 tuổi, làm nghề được hai năm – đang kiếm sắt bên bờ sông Q.2, TP.HCM bằng những dụng cụ được trang bị để phát hiện sắt vụn

 

 

Anh Nguyễn Văn Châu, 32 tuổi, trọ ở khu Bình Hưng Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM đang kiếm sắt dưới một hố do anh tự đào

 

 

Anh Nguyễn Văn Châu, quê ở Cần Đước, Long An, chuyền từng thùng đất bùn cho anh rể để lọc sắt vụn

 

 

Những người kiếm sắt bán cho người thu gom mua tận nơi với giá 6.000 đồng/kg

 

QUANG ĐỊNH