23/01/2025

Sẽ thay thế vắc xin thế hệ cũ

Trước thông tin “VN sử dụng vắc xin viêm não thế hệ cũ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo ngừng sử dụng” gây lo ngại cho người dân, GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết:

 

Sẽ thay thế vắc xin thế hệ cũ

Trước thông tin “VN sử dụng vắc xin viêm não thế hệ cũ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo ngừng sử dụng” gây lo ngại cho người dân, GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết:

 

Sẽ thay thế vắc xin thế hệ cũ
GS-TS Nguyễn Trần Hiển – Ảnh: Ngọc Thắng

 

Ở VN, vắc xin viêm não Nhật Bản (JEVAX) do Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 sản xuất theo công nghệ được chuyển giao từ Viện BIKEN – Trường đại học Osaka – Nhật Bản từ chủng vi rút viêm não Nhật Bản Nakayama – NIH. Vắc xin viêm não Nhật Bản được triển khai từ năm 1997, từ thí điểm đến dần dần mở rộng trên cả nước, đến năm 2012 triển khai ở 60 tỉnh trên 566 huyện cho tổng số 5,7 triệu trẻ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dương tính do vi rút viêm não Nhật Bản trên tổng số bệnh viêm não giảm từ 61% năm 1991 xuống còn 9,9% năm 2012.

“Vắc xin này là an toàn, các phản ứng chủ yếu là phản ứng tại chỗ như sưng đỏ chỗ tiêm, sốt, đau đầu, đau cơ… Theo lịch tiêm chủng WHO khuyến cáo trong năm 2012  thì vắc xin chế từ não chuột vẫn là một trong các lựa chọn để phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Phản ứng nặng như viêm não tủy rất thấp, khoảng 1/1 triệu liều sử dụng. Nhưng cho đến nay VN không ghi nhận trường hợp phản ứng nặng nào sau tiêm vắc xin này”, ông Hiển nói.

Vắc xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới an toàn hơn đang được sử dụng tại nhiều quốc gia, khi nào chúng ta có thể thay thế cho vắc xin thế hệ cũ?

Hiện nay, các nước trên thế giới có xu hướng phát triển vắc xin dựa trên tế bào vero có độ an toàn cao hơn nữa để dần thay thế vắc xin chế từ não chuột. Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 đang nghiên cứu và chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng trên người vắc xin dựa trên tế bào vero với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ KH-CN. Nguồn  kinh phí đáp ứng cơ bản cho hoạt động này.

Với vắc xin ho gà toàn tế bào trong Quinvaxem được cho là yếu tố gây tai biến nặng khiến Bộ Y tế phải tạm ngưng sử dụng, trong nước đã có phương án thay thế?

Đối với vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem) có chứa thành phần ho gà toàn tế bào, thì theo WHO, mặc dù phản ứng tại chỗ của vắc xin ho gà toàn tế bào cao hơn so với vắc xin vô bào,  nhưng cả 2 vắc xin này đều có độ an toàn rất cao như nhau, ít xảy ra các phản ứng nặng và có hiệu quả trong việc phòng bệnh ho gà. Các ca tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem vừa qua ở VN cũng đã được xác định không phải nguyên nhân do vắc xin này gây nên. Tại cuộc họp báo hôm cuối tháng 6 vừa qua, WHO cũng khẳng định vắc xin Quinvaxem là an toàn và đề nghị tiếp tục được sử dụng cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

 

Sẽ thay thế vắc xin thế hệ cũ
Thực hành an toàn tiêm chủng là yếu tố rất quan trọng – Ảnh: Ngọc Thắng

 

Việc thay thế vắc xin thế hệ cũ bằng vắc xin thế hệ mới là khuyến cáo nên thực hiện, tuy nhiên việc này phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng quốc gia. Nhưng về nguyên tắc, dù vắc xin thế hệ cũ hay mới thì vắc xin đó vẫn phải đảm bảo an toàn, nếu vắc xin có nguy cơ gây phản ứng nặng cho trẻ thì chắc chắn không được chấp nhận sử dụng. Các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại VN đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn từ khâu thử nghiệm, sản xuất, vận chuyển, bảo quản.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý, an toàn tiêm chủng còn liên quan đến chấp hành đầy đủ các quy định về thực hành an toàn tiêm chủng của nhân viên y tế. Vì vậy, người làm công tác tiêm chủng phải qua tập huấn chuyên môn và phải được cấp chứng chỉ. Công tác giám sát về việc chấp hành các quy định về an toàn tiêm chủng cũng cần được thường xuyên, liên tục vì đây là yếu tố rất quan trọng, các nhân viên y tế không được lơ là.

 

Đình chỉ công tác 1 bác sĩ, 1 nữ hộ sinh ở Quảng Trị

Chiều 29.7, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ liên quan đến vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa H.Hướng Hóa ngày 20.7, là bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận (3 ca tử vong thuộc phiên trực của 2 cán bộ này và họ cũng là người đã trực tiếp khám và xử trí cho 3 sản phụ cùng 3 trẻ sơ sinh).

Trước đó, từ chiều 22.7, 2 cán bộ này cũng đã thôi làm việc chuyên môn để tập trung sức khỏe, tinh thần phục vụ việc điều tra. Ông Thành nhấn mạnh việc đình chỉ 2 cán bộ này không khẳng định rằng họ có lỗi mà chỉ là một bước trong quá trình điều tra. Sau khi có kết luận của các cơ quan chức năng của T.Ư thì các bước tiếp theo mới được tính đến.

Như Thanh Niên đã thông tin, trong biên bản làm việc của đoàn công tác Bộ Y tế và địa phương vào chiều 22.7 đã chỉ rõ một số sai sót trong quá trình tiêm chủng tại Bệnh viện đa khoa H.Hướng Hóa gồm: bảo quản vắc xin chưa đúng quy định, không ghi chép quản lý vắc xin hằng ngày, không lưu vỏ theo quy định, không triển khai tiêm vắc xin tại phòng tiêm…

Nguyễn Phúc

 

Liên Châu