Ngày Tình Yêu “trắng” hay “đen”?

Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) đã có từ nhiều thế kỷ và càng ngày càng được quan tâm.

Ngày Tình Yêu “trắng” hay “đen”?

Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) đã có từ nhiều thế kỷ và càng ngày càng được quan tâm. Đó là ngày truyền thống mà những người yêu nhau thể hiện tình yêu với nhau bằng cách tặng hoa hoặc kẹo. Ngày Tình Yêu được cử hành ngày 14/2 hằng năm, nhưng bạn biết gì về ngày 14/3 hay không?

Ngày 14/3 là Ngày Tình Yêu Trắng (White Valentine’s Day), gọi tắt là Ngày Trắng. Ngày Trắng là ngày “có qua có lại” khi đàn ông tặng quà cho những người đã tặng quà cho mình tháng trước. Món quà đáp lại thường là sô-cô-la trắng hoặc kẹo dẻo, do đó gọi là Ngày Tình Yêu Trắng. Có nguồn gốc từ Nhật, lễ này được truyền sang các nước Á châu và đang được thế giới biết đến.

Ngày Tình Yêu Trắng làm cho người ta cảm nhận tình yêu dành cho nhau. Trong văn hoá dân tộc thiểu số Trung quốc cũng có Ngày Tình Yêu kiểu Trung quốc làm thoả mãn tình yêu truyền thống và nét duyên dáng. Thật vậy, tình yêu được thể hiện khắp nơi ở Trung quốc.

Người Nhật mừng lễ thánh Valentine theo kiểu thống nhất hơn. Phụ nữ tặng đàn ông sô-cô-la và những món quà khác.

Những món quà sô-cô-la được chia làm 3 loại: giri choco (sô-cô-la bắt buộc), honmei choco (sô-cô-la dành tặng người đàn ông mà phụ nữ “phải lòng”), và tomo choco (sô-cô-la dành tặng bạn phụ nữ của bạn gái).. Giri choco được phụ nữ tặng cho “sếp” và các đồng nghiệp nam. Phụ nữ thường mua từ 20 tới 30 hộp sô-cô-la loại này để tặng mọi người ở chỗ làm và tặng những đàn ông mà cô gái thường giao tiếp. Tomo choco mới xuất hiện không lâu, chỉ trong vài năm qua thôi.

Không cần phải nói, gần đến Ngày Tình Yêu thì các cửa hàng rất nôn nóng vì lượng hàng bán được nhiều. Kẹo sô-cô-la thường có hình trái tim và được bày bán từ giữa tháng Một.

Phụ nữ thường mua hộp giri choco với giá vài trăm yen và có thể mua hộp honmei choco mắc hơn, món quà khác như cà-vạt cho anh chàng “đặc biệt” của họ. Đối với bạn phụ nữ của mình, cô gái thường chọn món quá có giá trung bình và để người nhận có thể ăn được.

Những điều này có vẻ “một chiều”, nhưng các tiệm bán bánh kẹo ở Nhật không bao gipờ bỏ lỡ cơ hội bán hàng, họ “lợi dụng” trách nhiệm xã hội mà sáng tạo Ngày Trắng hồi năm 1980 để thoả mãn cảm giác “có lỗi” của những người đàn ông nghèo đã nhận quà vào Ngày Tình Yêu 14/2. Ngày 14/3, đúng một tháng sau, những người đàn ông “lỡ” nhận quà sô-cô-la vào Ngày Tình Yêu sẽ có cơ hội “đáp lễ” bằng cách tặng những phụ nữ đã đã tặng mình quà tặng sô-cô-la bằng hộp sô-cô-la hoặc kẹo mắc tiền hơn (vì lý do nào đó, quà tặng đáp lễ này hơi mắc tiền hơn những món quà phụ nữ đã mua tặng trước). Các cửa hàng cung cấp nhiều loại quà nhắc nhớ ngày 14/3 để đàn ông nào hay quên nhất cũng không thể có cớ làm ngơ. Các món quà sô-cô-la đàn ông đã mua đựng trong những chiếc hộp trắng, gọi là quà tặng nhân Ngày Tình Yêu Trắng, và hợp với những túi hàng đựng các món quà đó.

Ở Nhật, Ngày Tình Yêu được phụ nữ cử hành, họ tặng quà sô-cô-la (mua hoặc tự làm), thường tặng cho nam giới để thể hiện tình yêu, lịch sự hoặc trách nhiệm xã hội. Sô-cô-la tự làm thường được người nhận ưa thích, vì đó là dấu hiệu “người duy nhất” của cô gái. Vào Ngày Tình Yêu Trắng, điều ngược lại xảy ra: Nam giới nhận honmei-choco (“sô-cô-la tình yêu”) hoặc giri-choco (“sô-cô-la lịch sự”) vào Ngày Tình Yêu are expected to return the favor by giving gifts, usually more expensive. Theo truyền thống, các món quà phổ biến Ngày Trắng là bánh quy, nữ trang, sô-cô-la trắng, đồ lót trắng và kẹo dẻo. Đôi khi thuật ngữ sanbai gaeshi (三倍返し?, nghĩa đen là “đáp lại gấp ba”) được dùng để diễn tả việc đáp lễ bằng quà tặng có giá gấp đôi hoặc gấp ba món quà Ngày Tình Yêu.

Ngày Tình Yêu Trắng cũng được thể hiện ở Nam Hàn, đàn ông “đáp lễ” những phụ nữ đã tặng họ sô-cô-la nhân Ngày Tình Yêu với kẹo thay vì sô-cô-la. Về sau có thêm Ngày Đen (Black Day) được cử hành cho những người độc thân biết chia sẻ.

Ngày Tình Yêu Trắng lần đầu tiên được cử hành ở Nhật vào năm 1978. Ngày này được Hội Công nghệ Kẹo mứt Quốc gia (National Confectionery Industry Association) khởi xướng như “ngày đáp lễ” đối với Ngày Tình Yêu vì đàn ông nên đáp lại phụ nữ, những người đã tặng họ sô-cô-la và những món quà khác nhân Ngày Tình Yêu. Năm 1977, công ty kẹo mứt Ishimura Manseido ở Fukuoka làm kẹo dẻo cho đàn ông vào ngày 14/3, và được gọi là Ngày Kẹo Dẻo (Marshmallow Day).

Ngay sau đó, các công ty kẹo mứt bắt đầu làm loại sô-cô-la trắng. Ngày nay, đàn ông dùng cả sô-cô-la trắng và nâu, kể cả những món quà như đồ trang sức, những món quà biểu hiện tình cảm hoặc nội y trắng, để tặng cho phụ nữ dịp Ngày Tình Yêu. Nếu sô-cô-la tặng đàn ông là giri-choco, nghĩa là đàn ông, nhưng không diễn tả sự lãng mạn mà chỉ là trách nhiệm xã hội.