Những biến chứng tâm lý do việc nạo phá thai
Lời mở Hơn mười năm nay, những người cổ vũ việc phá thai khẳng định với chúng ta rằng chẳng có bất kỳ hiệu ứng tâm lý tiêu cực nào cả. Tuy nhiên, những phụ nữ từng cảm nghiệm những rối loạn tình cảm sau khi phá thai nói với chúng ta rằng các hậu quả tâm lý là rất quan trọng, và biểu hiện rất lâu dài.
NHỮNG BIẾN CHỨNG TÂM LÝ DO VIỆC NẠO PHÁ THAI
Chuyển ngữ: Bs. Hoàng Tâm
Lời mở
Hơn mười năm nay, những người cổ vũ việc phá thai khẳng định với chúng ta rằng chẳng có bất kỳ hiệu ứng tâm lý tiêu cực nào cả. Tuy nhiên, những phụ nữ từng cảm nghiệm những rối loạn tình cảm sau khi phá thai nói với chúng ta rằng các hậu quả tâm lý là rất quan trọng, và biểu hiện rất lâu dài.
1. Các bảng thăm dò – Những nguyên nhân lo lắng
Những người đề xướng phá thai luôn luôn sẵn sàng trưng dẫn kết quả phiến diện từ những bảng thăm dò. Theo như trên 1.000 nghiên cứu, được xuất bản từ 10 năm và thực hiện từ những bảng thăm dò, phản ứng chính và tức thì đối với phá thai là một cảm giác nhẹ nhỏm. Những mẫu thăm dò đó cũng thấy rằng phá thai gây tổn thương và kéo theo sự khổ não, lo âu và mê man (thẩn thờ), nhưng tất cả những người ủng hộ phá thai không coi những kết luận này là quan trọng.
Một điều không nên bỏ qua là các bảng điều tra, ngay cả khi được thực hiện hết sức cẩn thận, không bao giờ diễn đạt những tình cảm thật sự của đương sự. Các cuộc nghiên cứu chuyên sâu đã thấy rằng, một khi thiết lập những tương quan tin tưởng hỗ tương và chia sẻ, các phụ nữ thổ lộ những tình cảm thầm kín về kinh nghiệm của họ. Đó là mặc cảm tội lỗi, lo âu, khổ não, mất mát, giận dữ, thêm vào đó là cảm tưởng đã bị lợi dụng.
Chẳng hạn, các kết quả nghiên cứu của các tiến sĩ Ian Kent, R.C. Greenwood, Janice Loekent và W. Nicholls, thuộc Đại học Comlombia, tại Anh, cho thấy rằng một nhóm phụ nữ khi trả lời các câu hỏi về việc phá thai của họ đã thừa nhận một sự tổn thương nhẹ, tuy rằng phản ứng chủ yếu của họ là phản ứng nhẹ lòng. Họ cũng nêu ra, nhất là trường hợp vị thành niên, một sự thẩn thờ nào đó sau khi phá thai.
Trong một nhóm khác, các phụ nữ đang được điều trị vì một lý do không trực tiếp liên hệ tới sự phá thai của họ. Sau một thời gian nào đó, họ bắt đầu biểu hiện tình cảm sâu kín của họ ra bên ngoài… đó là một nỗi đau tinh thần mãnh liệt, cảm giác mất một người thân yêu và sự minh giải với các bào thai bị phá. Điều này cũng xảy ra một khi phụ nữ cố gắng thanh minh theo lý trí sự phá thai như là một giải pháp duy nhất phải làm. Qua việc gặp gỡ nhóm hay khi chỉ riêng họ với bác sĩ điều trị, họ biểu hiện niềm đau xót và hối tiếc.
Vậy người ta thấy xuất hiện một phản ứng hoàn toàn khác khi một phụ nữ thổ lộ những tình cảm sâu kín của mình với những người cô đang làm quen và tin tưởng, thay vì ghi một câu trả lời hời hợt trên bảng câu hỏi. Nếu phải điền bảng thăm dò, phụ nữ có khuynh hướng chọn những câu trả lời “dễ dàng được chấp nhận về mặt xã hội”. Nhưng khi ở trong một tương quan tin tưởng lẫn nhau, họ sẽ nói điều họ thật sự cảm thấy.
2. Các di chứng
Ngay sau khi phá thai, phụ nữ có thể cảm thấy nhẹ nhàng – cô không còn sợ kẻ xa lạ đó (đứa bé). Nhưng điều gì xảy ra sau đó – một tháng sau, một năm hay mười năm sau? Những nghiên cứu chuyên sâu luôn luôn tiết lộ cùng những kết luận. Các hậu quả tâm lý được biểu hiện dưới hình thức những tình cảm về tội lỗi, lo âu, khổ naão, mất mát, thù địch, có khi kèm theo tự tử và tâm thần. Thường thường, phụ nữ sẽ chịu đựng nhiều rối loạn cùng một lúc.
3. Mặc cảm tội lỗi
Mặc cảm tội lỗi sau phá thai là một phản ứng thường xuyên, có thể âm ỉ suốt nhiều năm. Phụ nữ biểu hiện mặc cảm tội lỗi này khi nói, ví dụ: “Tôi đã giết một đứa bé”, hay “Tôi đã làm một điều gì đó rất tồi tệ”.
Mặc cảm tội lỗi không được giải quyết có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, bao gồm suy sụp tinh thần, mặc cảm, nỗi sợ bị vô sinh hay sợ tình dục.
4. Lo âu
Các phụ nữ thường cảm nghiệm lo âu rất mạnh và bày tỏ nỗi lo đó trong giai đoạn sau phá thai. Họ khóc lóc, nói rằng họ có cảm nghĩ mất lý trí và rằng họ luôn sợ sệt.
Rất nhiều phụ nữ vì lo âu về những biến chứng thể lý. Họ thường sợ không thể sinh được đứa con khác. Không phải lúc nào cũng có vấn đề về thể lý, nhưng điều này cũng có thể xảy ra trong vài trường hợp hư thai hay việc mang thai ngoài dạ con.
5. Suy sụp tinh thần
Các phụ nữ thường mô tả triệu chứng về suy sụp khi phát biểu những tình cảm họ cảm thấy về chủ đề phá thai của họ. Nhiều người cảm thấy hoàn toàn bất động. Từ khi phá thai, họ chẳng quan tâm gì và cũng không quan tâm đến ai cả. Họ không nói chuyện với ai, không đi làm, tất cả các khía cạnh khác của đời sống họ cũng bị tác động. Tóm lại, họ bị phát cuồng bởi những người xung quanh và họ có cảm giác không có ai để tâm sự.
Làm mồi cho sự suy sụp nhuệ khí, nhiều phụ nữ cuối cùng cũng nhận ra họ khóc từ khi phá thai. Những người khác bị mất ngủ hay bị quấy rối bởi những cơn ác mộng – họ mơ về những bé trai hay bé gái có tuổi bằng số tuổi con họ lẽ ra có. Số khác thường xuyên thấy bối rối về vụ phá thai của họ.
Có một bác sĩ đang điều trị cho một phụ nữ trung tuần bị suy sụp đã nghe cô ấy thổ lộ sự hối hận và mặc cảm tội lỗi về những vụ phá thai cách đây 20 năm hay lâu hơn nữa. Nỗi đau tinh thần này thể hiện ra bên ngoài trong khi bệnh nhân nói về một vấn đề khác, điều đã khiến cô tới nhà vị bác sĩ điều trị.
Một gia đình, khi cầu tới sự siêu âm trước sự sinh ra của một dị thể, và đã chọn phá thai, cũng mắc phải nguy cơ tổn thương tâm lý lớn. Các nghiên cứu chỉ ra một tỉ lệ suy sụp theo sau những vụ phá thai chọn lọc. Tỉ lệ đó có thể lên đến 92% ở phụ nữ và 82% ở nam giới, và vượt qua tỉ lệ liên quan đến việc sinh một đứa trẻ chết khi sinh. Nguyên nhân cái chết của một đứa bé chưa sinh rất khác biệt. Nếu một đứa bé chết khi sinh, thông thường người ta nghĩ đó là một tai nạn bất hạnh; nhưng trong trường hợp phá thai chọn lọc, cái chết của đứa bé là kết quả của một sự chọn lọc có suy nghĩ trước.
6. Cảm giác mất mát
Các phụ nữ nói ra cảm tưởng đánh mất đứa bé bất hạnh không được hưởng ngày chào đời. Họ mô tả một vài phản ứng: “Tôi không còn dám nhìn các bé, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai!” hoặc “Tôi ghen với các bà mẹ!” hoặc “Tôi muốn được mang thai lần nữa để thay thế đứa bé tôi đã đánh mất!”.
Thường phụ nữ chịu đựng cùng một lúc những mất mát khác, làm tăng nỗi đau của họ. Các tương giao của họ với người chồng hay người tình bị hư hoại, hoặc bị đổ vỡ sau khi phá thai. Họ chịu đựng một sự khổ não lớn lao và bối rối thẹn thùng khi thấy chồng hay người tình của họ bỏ rơi sau phá thai, hay ít quan tâm đến nỗi đau tinh thần của họ.
Họ cũng cảm thấy mất mát về lòng tự trọng và về những giá trị tinh thần mà họ trân trọng trước phá thai. Họ oán giận bản thân vì đã chối bỏ các giá trị trước kia họ cho là quan trọng. Giờ họ tỏ ra “hung hăng” và “không đáng được yêu hay không đáng có con” hay “đã chọn lựa con đường dễ dãi”.
7. Thù hận
Phụ nữ cảm thấy và thường biểu hiện rất tức giận đối với những người đã khuyên họ hay tham gia vào vụ phá thai, ví dụ những người khuyên bảo họ là người thân thuộc, bác sĩ, người yêu hay người chồng.
Họ oán giận. Họ trách các bác sĩ và người thân góp ý đã không nói cho họ “bề trái của tấm mề đay” hoặc “đã không trông chừng họ khỏi những vấn đề rối loạn thể lý, tình cảm có thể xảy ra”. Một phụ nữ nói: “Sau phá thai, khi tôi đang phải trải qua nỗi đau tinh thần, không ai ở bệnh viện chấp nhận gặp lại tôi”.
Những người chồng và người tình không làm gì để nâng đỡ cô, dù cô mong muốn đến tuyệt vọng sự giúp đỡ và thông cảm, hoặc những người đã khích lệ hay bắt cô đi phá thai, đều hứng chịu cơn giận của cô.
Phụ nữ không chỉ thất vọng, mà còn tự lên án đã phản bội những giá trị rất thiết thân với họ trước kia.
Đồng thời, họ có cảm giác bị hướng dẫn sai và bị lợi dụng bởi những kẻ tự cho là “chuyên gia”, những người mà họ xin sự giúp đỡ trước và sau khi phá thai. Rất nhiều phụ nữ than trách đã nhận thông tin sai lạc, ví dụ khi người ta nói với họ rằng “sự mang thai của họ chỉ là một khối mô”, hoặc “đó không phải là giết người, mà chỉ là điều hoà kinh nguyệt”. Họ nổi giận, thù nghịch và căm hận vì người ta không nói gì với họ về sự phát triển của bào thai, những tiến trình của sự phá thai và những nguy hiểm thể lý và tâm lý, cũng như những khả năng khác. Họ than trách đã bị đối đãi như những nạn nhân bất lực không thể tự giúp chính mình và chẳng có quyền gì, và ấn tượng này tiếp tục tác động đến các tương giao giữa người với người.
Các phụ nữ hối tiếc về những vụ phá thai của họ và có ấn tượng bị lợi dụng bởi những người-thân-cố-vấn, các bác sĩ, chồng hay người tình – những người trình bày việc phá thai như là giải pháp của vấn đề – đã thiết lập những nhóm gọi là “Phụ nữ bị lợi dụng”. Những thành viên của nhóm phụ nữ này khám phá ra rằng tất cả họ đều có những vấn đề về suy sụp, nhất là những mặc cảm tội lỗi. Tất cả họ đều có cảm giác đã làm một điều gì đó tồi tệ. Các nhóm “Phụ nữ bị lợi dụng” chăm lo đến những chị em mà việc mang thai đặt ra những khó khăn, bằng cách cung cấp cho họ sự giúp đỡ cần thiết hầu việc sinh nở xảy ra bình thường, mẹ tròn con vuông, và để chăm sóc tốt cho các bé sau khi sinh.
8. Tự tử
Vấn đề tự tử sau phá thai được đặt ra mỗi lúc một cấp thiết hơn. Các bác sĩ, chuyên viên nghiên cứu, những người-thân-cố-vấn chú ý con số ngày càng tăng về những ý định tự tử và về những vụ tự tử thành công nơi các chị em trải qua vụ phá thai. Những vụ tự tử này xảy ra vào ngày tương ứng với ngày sinh phỏng chừng của đứa bé mà họ đã cho phá. Điều này được thể hiện cách đặc biệt nơi các phụ nữ từ 15 đến 24 tuổi.
Xin minh hoạ trường hợp một cô bé 17 tuổi, cố tự tử bằng cách gây ra một tai nạn nghiêm trọng về xe hơi khi cô đang lái dưới ảnh hưởng của rượu và của 29 viên Bufferin. Cô ta lết khỏi nơi tai nạn, và người ta thấy cô ngồi trong một nghĩa trang. Trong khi phá thai, cô ước tính ngày sinh của đứa bé, tương ứng một cách chính xác với ngày xảy ra tai nạn của cô.
Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận “có mối liên hệ trực tiếp giữa tự tử và phá thai”.
9. Tâm bệnh1 sau phá thai
Đặc biệt vào năm 1979, các tiến sĩ Sim và Neisser đã quan sát, ở Birmingham, Anh Quốc, và ở Israel, 95 người bị tâm bệnh sau khi phá thai, và nhấn mạnh rằng vấn nạn này không hiếm hơn chuyện người ta có ý định đó. Việc so sánh về bệnh lý một người bị tâm bệnh sau vụ phá thai với bệnh lý một người tâm bệnh bình thường cho những kết quả đáng lo ngại:
Bệnh lý (Birmingham)
Tâm bệnh |
Số |
Tốt |
Xấu |
Theo dõi tự nhiên |
311 |
307 |
4 |
Sau phá thai |
56 |
28 |
28 |
Một bệnh lý tốt được định nghĩa như là sự biến mất hoàn toàn các triệu chứng và sự trở lại ở bình diện hoạt động trước kia, không có nguy hiểm tái phát bệnh. Thiếu vắng một trong những yếu tố này, người ta có một bệnh lý xấu. Điều đáng nói là, so với những rối loạn theo sau việc sinh nở một bé, các tâm bệnh theo sau một vụ phá thai nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn và có nhiều cơ hội tái phát.
Trong những thí dụ tiếp theo, sự phá thai là nguyên nhân dẫn đến những bệnh tâm thần nặng, từ 6 đến 12 tuần sau khi nạo, ở các phụ nữ mà trước kia sức khoẻ tâm lý tốt.
“Một sinh viên 17 tuổi, nằm trong số những sinh viên xuất sắc, đăng ký vào một khoá hè trong một bộ môn mà cô rất giỏi. Đó là lần đầu tiên cô xa gia đình trong một thời gian dài; cô gặp người tình đầu tiên và đã mang thai. Cô đi thăm một trong các chị của cô trong một thành phố phía Bắc và xin được phá thai mà không cho bố mẹ cô biết. Sau đó, cô cảm thấy mê man, khó chịu, buồn nôn với những lần nôn mửa bất chợt. Khám nghiệm thể lý tổng thể không tìm thấy nguyên nhân cơ phận nào. Ít lâu sau, cô bắt đầu cảm thấy mình phình lên, to béo quá cỡ, khó thở và mẫn cảm vùng ngực. Hôm trước ngày cách lần nạo thai một năm, tâm bệnh biểu hiện rõ nét. Việc kiểm tra tình trạng tâm thần của cô cho thấy một sự suy sụp rõ ràng, những cơn ảo giác về thị giác và một hình thức tâm bệnh… Sự suy sụp nghiêm trọng đến nỗi người phụ nữ trẻ mất kiểm soát về việc đại tiện và làm bẩn cả căn phòng… Các cuộc trắc nghiệm tâm lý đã tiết lộ những mặc cảm tội lỗi nặng nề. Một khi bắt đầu việc điều trị với thuốc trị tâm bệnh… cô có thể trở lại trường… Nhưng trong mỗi lần hành kinh, cô nhanh chóng trở lại cách cư xử tâm bệnh, với sự mất kiểm soát và ảo giác thị giác”.
Để kết thúc việc minh hoạ này, chúng ta hãy nêu hai ví dụ khác. Sau 3 năm, một chị còn tưởng rằng đứa bé bị nạo vẫn còn sống. Một chị khác tiếp tục coi tất cả những ai đến gần là quỷ.
10. Những người khác
Phản ứng tâm lý tương tự đối với vụ phá thai có thể xảy ra nơi những người khác trong gia đình người phụ nữ nạo thai, như người phối ngẫu, cha mẹ, các bác sĩ và y tá. Ví dụ, một bà mẹ bị bất động do sự suy sụp sau khi cho phép con gái mình nạo thai. Một người chồng bị giày vò bởi những mặc cảm tội lỗi về việc phá thai của vợ mình và về việc hư thai cô ấy vừa hứng chịu, trong khi người vợ cảm thấy tuyệt vọng, phạm tội và suy sụp.
Các bác sĩ và y tá đã tham gia vào rất nhiều ca phá thai nói về những cơn ác mộng, và các chuyên gia khi phân tích hiện tượng này đã đi đến kết luận sau:
“Dù những xác tín tôn giáo hay tâm lý của một người ra sao đi nữa, thái độ đối với sự phá thai là duy nhất… Một cách vô thức, hành động phá thai được cảm nhận như vụ giết người”.
Kết luận
Những ai phá thai nói với chúng ta về tổn thương tinh thần mà họ phải trả. Họ đánh giá về chính mình và họ thấy rằng các mối tương quan với người khác, sự ổn định tình cảm và khả năng vượt qua các khó khăn của cuộc sống đã bị ảnh hưởng, đôi khi vô phương cứu chữa. Các phản ứng tình cảm vừa tức thì vừa dài hạn. Về mặt tâm lý, những phụ nữ này ở trong tình trạng khủng hoảng và tuyệt vọng. Hơn nữa, những hậu quả tâm lý của việc phá thai không giới hạn ở những người phá thai, mà còn tác động đến những người đóng vai trò quan trọng, trong cuộc sống của họ.
Đối với những người ủng hộ phá thai, việc phủ nhận sự hiện hữu của các biến chứng tâm lý này chứng tỏ một sự thiếu quan tâm đến những nhu cầu thật sự của phụ nữ và tạo nên một hình thức lợi dụng khác. Các phụ nữ bị thông tin sai lạc hay ít được chuẩn bị đối diện với những vấn đề tâm lý do việc phá thai; và khi họ đau khổ, người ta lại cố thuyết phục họ rằng nỗi đau của họ không tồn tại. Sự phủ nhận này ngăn cản sự giúp đỡ mà họ cần từ người khác, mà nếu không có nó, các phụ nữ sẽ khó lòng bình phục, ở trong tình trạng què quặc về mặt tinh thần.
Chú thích:
1 Psychose là những bệnh tâm thần nói chung, ở đây xin dịch là tâm bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Doane, B.K. và Quigley, B.C., A Rewiew, Journal de l’Association médicale canadienne, 1er septembre 1981, Vol. 125.
- Kent, I. el. al, Emotional Sequelae of Therapeutic Abortion: A Comparative Stady, présenté à l’assemblée annuelle de l’ Association psychiatrique canadienne, Saskatoon, sept. 1977.
- Parthun, M.L., Post Abortion Mourning: The Hidden Grief, dans Care for the dying and the bereaved, ed. Gentless, Anglican Book Centre, Toronto, 1982.
- Mall, D. et Watts, W.F., The Psychological Aspects of Abortion, Univ. Publications of America, Washington, D.C., 1979.
- Kent, I. el. al. BC Med. J. 20, avril 1978.
- Bulfin, M.L., Deaths and Near Deaths with Legal Abortions, presenté ăn uống congrès de l’ACOG, oct., 1975.
- Simon, N.M. et Sentuvia, A.G. Psychiatric Sequelae of Abortion, Arch. Gen. Psych. 15, oct. 1966.
- Prof. P. Perterson, Hannover Mediael School, in Deutsches Arztebaltt.
- Franke, L.B., The Ambivalence of Abortion, 1978, Random House.
- Wren, B.G., Cervical Incompetence: Acetiscogy and management, Mef. J. Aust. 1146, le 29 dée. 1973.
- Quay, E.A., Doctors Note Serious Side Effects on Women Following Abortion, The Wanderer, le 16 nov, 1978.
- Sands, W.L., Psychiatric History and Mental Status, in Diagnosing Mental Illness: Evaluation in Psychiatry and Psycholosy, Freedman and Kplan, édit, Atheneum, 1973.
- Niswander, K.R. et Patterson, R.J., Psychologic Reaction to Therapeutic Abortion, Ob. Gyn, 19 mai, 1973.
- Blumbert, B.D. et al. The psychological Sequelae of Abortion Perfomed for a Genetic Indication, Am. J. Ob. 122(7), aou^t 1975.
- Ekblad, M., Induced Abortion on Psychiatric Crounds, A follow-up Study of 479 Women, Acta Psychial, Neurol, Scand, Suppl. 99238, 1955.
- Kotasek, A., Articifial Termination of Prgnancy in Czechoslovakia, Int. J. Gynaec. Obstet., le 9 mai 1971.
- Cowell, C.A., Problems of Adolescent Abortion, Orthopanel 14. publié par Ortho Pharmaceutical Corp.
- Abortion and suicide, NRL., le 11 mars 1982 và những tài liệu tham khảo khác.
- Tishler. C.L., Abortion and Suicide Pediatrics, nov, 1981.
- Spaulding. I.G. et Cavenar, I.G., Jr.Psychoses Following Therapeutic Abortion, Amer. J. Psychiatry. 135(2), mars 1978.
- Kibel, H.D., Staff Reactions to Abortion. A Psychiatrist’s View, Otr. Cyn. 39(1), janv, 1972.