Nghề nào cũng đáng trân trọng
TT – Lần đầu đến Tokyo, không phải những cao ốc ở khu Shinjuku hay ngôi đền cổ Meiji làm tôi ấn tượng, mà là người nhân viên đảm bảo an toàn đường sắt Nhật Bản tôi gặp ở nhà ga sân bay quốc tế Narita. Chuyện người nhân viên đường sắt Người đàn ông đó khoảng 40 tuổi với mái tóc xoăn điểm bạc trên khuôn mặt nghiêm nghị. Ông mặc một bộ đồng phục màu xanh thẫm nửa giống công nhân nhà máy, nửa giống nhân viên an ninh với mũ kêpi trên đầu và đôi găng tay trắng. Nhiệm vụ của ông là đi dọc mép sân ga để đảm bảo không có ai đứng quá gần đường tàu khi tàu đến cũng như không có chướng ngại vật trên đường ray. Một công việc mà tôi nghĩ có lẽ vô cùng đơn giản và nhàm chán.
Nghề nào cũng đáng trân trọng
Báo Tuổi Trẻ, ngày Thứ Ba, 14/09/2010
TT: Lần đầu đến Tokyo, không phải những cao ốc ở khu Shinjuku hay ngôi đền cổ Meiji làm tôi ấn tượng, mà là người nhân viên đảm bảo an toàn đường sắt Nhật Bản tôi gặp ở nhà ga sân bay quốc tế Narita.
Chuyện người nhân viên đường sắt
Người đàn ông đó khoảng 40 tuổi với mái tóc xoăn điểm bạc trên khuôn mặt nghiêm nghị. Ông mặc một bộ đồng phục màu xanh thẫm nửa giống công nhân nhà máy, nửa giống nhân viên an ninh với mũ kêpi trên đầu và đôi găng tay trắng. Nhiệm vụ của ông là đi dọc mép sân ga để đảm bảo không có ai đứng quá gần đường tàu khi tàu đến cũng như không có chướng ngại vật trên đường ray. Một công việc mà tôi nghĩ có lẽ vô cùng đơn giản và nhàm chán.
Sau khi dạo một vòng kiểm tra, ông dừng lại, đứng nghiêm và giơ tay lên mũ chào đoàn tàu đang tiến vào sân ga như thông báo rằng mọi thứ đã sẵn sàng và an toàn. Tôi bước vội về phía ông để hỏi xem liệu chuyến tàu này có thể đưa tôi vào trung tâm
Đến khi đoàn tàu bắt đầu rời nhà ga, ông lại giơ tay lên mũ chào như một người lính trước lá quốc kỳ với sự trân trọng và vẻ tự hào khôn tả. Sau đó, một cách ôn tồn ông cho tôi biết chuyến tàu sẽ trở lại trong ít phút để hướng về
Ở VN, các bạn và tôi đã có dịp xem những bộ phim Nhật Bản kể về những người lao động bình thường: nông dân, người làm bánh, cả người làm nghề giúp việc (mà chúng ta hay gọi là ôsin). Điểm nổi bật của những người này là họ luôn xem trọng công việc mình làm và nỗ lực tối đa để hoàn thành công việc được giao với thái độ trân trọng và học hỏi cao nhất. Thái độ này thậm chí được ghi nhận trong sách giáo khoa đại học môn nghệ thuật Nhật Bản mà tôi được học tại
Sách tổng kết rằng một trong mười đặc điểm của người Nhật khiến họ rất thành công so với những quốc gia châu Á khác là họ không có lối suy nghĩ “thích làm thầy hơn làm thợ”, trân trọng mọi nghề và biến chúng thành nghệ thuật đỉnh cao.
Kết quả là khi nước Nhật bước ra khỏi Thế chiến thứ hai với một nền kinh tế hoàn toàn bị tàn phá, không có tài nguyên và thu nhập đầu người chỉ vẻn vẹn 50 USD/năm, người Nhật phát triển nền kinh tế của đất nước với tốc độ 20%/năm (nếu so với chúng ta chỉ 8% và Trung Quốc là 12% trong thời kỳ đỉnh cao) trong vòng 20 năm và đến những năm cuối thập niên 1970 họ đã là nền kinh tế số 2 thế giới.
Nước Nhật hôm nay giới thiệu cho thế giới không chỉ xe hơi
Tính cách của dân tộc thịnh vượng
Tôi kính trọng người Nhật về tinh thần trân trọng mọi nghề của họ. Tuy nhiên, sáu năm học và làm việc ở
Xã hội
Chính bà ấy làm sinh viên ngành quy hoạch đô thị như tôi choáng ngợp về sự thú vị và sáng tạo của hệ thống xe cấp cứu tại thành phố, để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế trong vòng 6 phút. Hệ thống cấp cứu sử dụng toán thống kê để đảm bảo không có người dân ở một khu vực nào chịu rủi ro cao hơn khu vực khác.
Nghề thứ hai liên quan mật thiết đến công việc của tôi là họa viên kiến trúc. Họa viên ở
Phó giám đốc công ty kiến trúc mà tôi làm sau khi tốt nghiệp là người xuất thân từ họa viên và chỉ có bằng cao đẳng. Trưởng nhóm sản xuất là một kiến trúc sư có bằng đại học, nhưng sau đó đi học thêm hai năm cao đẳng để trở thành một họa viên xuất sắc.
Những quốc gia giàu có nhất trên thế giới và những công ty sáng tạo nhất đều bắt đầu bằng nỗ lực cá nhân của những con người bình thường nhất. Một công thức khác cho sự phát triển là thái độ trân trọng và kỳ vọng với từng công việc bình dị và lao động đích thực.