30/11/2024

Khi người thầy ngộ nhận về quyền lực

Theo các chuyên gia, việc quá đề cao vai trò người thầy dẫn đến hệ quả là một bộ phận người thầy ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những hiện tượng quái đản trong giáo dục thời gian qua.

 

Khi người thầy ngộ nhận về quyền lực

Theo các chuyên gia, việc quá đề cao vai trò người thầy dẫn đến hệ quả là một bộ phận người thầy ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những hiện tượng quái đản trong giáo dục thời gian qua.



 

Các đại biểu tham gia hội thảo sáng 27.4 	
 /// Ảnh: Hà Ánh

Các đại biểu tham gia hội thảo sáng 27.4   ẢNH: HÀ ÁNH

 
Nhận định này được nêu ra trong hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa học đường đại học Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập” diễn ra tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ngày 27.4.
 
Nhiều hiện tượng “quái đản” trong học đường
 
 
Khi người thầy ngộ nhận về quyền lực - ảnh 1
Một bộ phận người thầy ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những 
hiện tượng quái đản. Chẳng hạn trường hợp cô giáo lớp 11 ở H.Nhà Bè (TP.HCM) không nói suốt 3 tháng đứng lớp…
 
 
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm
 

Phát biểu tại hội thảo, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đã nêu lên nhiều vấn đề “nóng” về thực trạng văn hóa học đường đang diễn ra ở VN.

Ông Thêm cho biết, việc quá đề cao vai trò người thầy dẫn đến quan niệm coi nghề giáo là nghề cao quý nhất xung đột sâu sắc với thực tế là nghề giáo có thu nhập vào loại thấp nhất, những người “chuột chạy cùng sào” và có điểm thấp nhất thì vào sư phạm hoặc theo học ngành này vì được miễn phí… Vậy mà sau 4 năm, những giáo sinh này ra trường phải lãnh trách nhiệm trở thành mẫu hình lý tưởng cho học trò về mọi phương diện.
 
“Việc quá đề cao vai trò người thầy dẫn đến hệ quả là một bộ phận người thầy ngộ nhận về quyền lực của mình, dẫn đến những hiện tượng quái đản. Chẳng hạn như trường hợp cô giáo lớp 11 ở H.Nhà Bè (TP.HCM) không nói suốt 3 tháng đứng lớp, cô giáo lớp 3 ở Hải Phòng bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng… Như một phản ứng ngược lại dẫn đến sự cố học sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo ở Bến Tre, học sinh lớp 12 đâm thủng bụng thầy ở Quảng Bình, phụ huynh xông vào tát cô giáo tại lớp học ở Hải Phòng, phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối ở Long An…”, ông Thêm nói.
 
Thạc sĩ Trương Thị Lam Hà, giảng viên Khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng nhìn nhận, hiện tượng sinh viên nói tục, chửi bậy, gây gổ, bỏ học, vi phạm an toàn giao thông vẫn còn phổ biến. Một số hành vi của sinh viên như vô lễ, trò chuyện, ăn uống, ngủ gục trong lớp, cư xử không đúng mực với giảng viên và bạn bè khi thầy cô đang giảng bài vẫn thường xảy ra.
 


GS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhận định: “Trong thời đại phát triển, hội nhập và sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa học đường đại học đang bị tác động và có biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Những biến đổi theo hướng tiêu cực này có phần mang tính khách quan do tác động phát triển xã hội, kinh tế và công nghệ thông tin… và tính chủ quan do chưa đề cao nhiệm vụ xây dựng văn hoá học đường ĐH hay quá trình đổi mới giáo dục chưa hoàn tất…”.

 
Thầy cũng cần rèn nhân cách
 
 
Vì sao nhiều học sinh tự tử ?
Theo GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, sự xung đột có tính bảo thủ của văn hoá trước biến động xã hội là nguyên nhân dẫn đến những sự cố giáo dục đang xảy ra ngày một nhiều trong văn hóa học đường và xã hội.
 
Ngày xưa đi học để thi đỗ làm quan thì nay vẫn là bằng cấp và có được địa vị cao trong xã hội. Vì thế người làm quản lý giáo dục muốn có nhiều trò thi đỗ điểm cao, thầy cô nhồi nhét kiến thức. Hệ quả là bệnh thành tích tràn lan, học trò chịu áp lực lớn, học sinh giỏi vẫn nhảy lầu tự tử. Bệnh giả dối cũng tràn lan với vấn nạn học giả bằng thật, sao chép luận văn. Để đạt mục tiêu có địa vị cao trong xã hội, học sinh đua nhau học lên cao. Kỳ thi năm 2017, có tới 75% thí sinh tốt nghiệp THPT dự thi để xét tuyển ĐH (trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 45%, Nhật Bản 38%, Pháp 25%, Đức 19%). Hệ quả là đội quân thất nghiệp ở VN thì người có trình độ chiếm số lượng lớn.

 

TS Cao Thị Châu Thủy, Trưởng bộ môn Sư phạm khoa giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng người dạy nói chung là then chốt của đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay, năng lực giảng dạy của giảng viên ở bậc phổ thông đang là vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê từ tài liệu Tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo năm 2015, gần 25% giáo viên chưa đạt về năng lực giảng dạy theo chương trình hiện hành.

Trước những vấn đề đó, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, việc khắc phục những vấn đề nổi cộm của văn hóa học đường VN, cách làm cải cách giáo dục với yêu cầu toàn diện nhưng lại thực hiện kiểu cuốn chiếu như hiện nay (xây dựng chương trình phổ thông tổng thể, sửa đổi luật giáo dục…) vẫn không tránh khỏi sự chi phối của các căn bệnh chắp vá, đối phó, nóng vội. Theo ông Thêm, giải pháp đặt ra là cần xác định rõ thực trạng và chiều hướng của những thay đổi đang diễn ra để có cách nhìn mới về các mối quan hệ trong văn hoá học đường. Từ đó điều chỉnh triết lý giáo dục phù hợp với hiện tại, điều chỉnh văn h học đường tổng thể và mỗi bậc học.
 
Còn theo GS-TS Võ Văn Sen, phải nhận diện thực trạng văn h học đường ở VN, từ đó có những giải pháp phù hợp để xây dựng văn h học đường ở bậc ĐH, góp phần đáp ứng được triết lý và yêu cầu đào tạo của một trường ĐH. “Người thầy ở ĐH cũng cần tham gia vào việc rèn phẩm chất của sinh viên qua cách thức, phương pháp hướng dẫn trong nội dung khoa học và cả qua chính nhân cách của người thầy. Bằng cách này, giáo dục bậc cao có thể cân bằng giữa việc giúp sinh viên khám phá tri thức và tạo nên sự biến đổi nơi chính con người sinh viên. Đó chính là giáo dục toàn diện”, GS-TS Võ Văn Sen nêu.
 
46,5% sinh viên sư phạm lo lắng, hoang mang về công việc
Mới đây, 3 giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bao gồm TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Th.S Đào Thị Duy Duyên và Th.S Đinh Thảo Quyên đã công bố kết quả khảo sát về ngành sư phạm. Với câu hỏi “Tâm trạng của bạn đối với những sự kiện giáo dục được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua như thế nào?”, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát trong số 200 sinh viên và 53 giáo viên, nhân viên trong trường phổ thông.
 
Với đối tượng khảo sát là sinh viên thì có 11% cảm thấy mất tự tin, xấu hổ khi đang học ngành sư phạm; 46,5% cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn trong công việc tương lai; 26,5% cảm thấy bình thường vì những việc này tồn tại lâu rồi và 85,5% cảm thấy bức xúc, muốn cải tiến ngành giáo dục để điều chỉnh nhận thức của xã hội về nghề giáo.
 
Cũng với câu hỏi này, khi khảo sát với 53 giáo viên, nhân viên trường phổ thông, kết quả cho thấy số giáo viên, nhân viên “cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của bản thân trong công tác giáo dục học sinh” là 54,72% và “cảm thấy bức xúc, muốn cải tiến ngành giáo dục để điều chỉnh nhận thức của xã hội về nghề giáo” là 71,7%. Còn “cảm thấy mất tự tin, xấu hổ khi đang công tác trong ngành giáo dục” là 15% và “cảm thấy bình thường vì những việc này tồn tại từ rất lâu” 13,21%.
 
B.Thanh

HÀ ÁNH