27/12/2024

Chương trình SSEAYP 2016: “Buổi học” sống động ở TP.HCM

Đó là cách gọi của 329 bạn trẻ thành viên chương trình SSEAYP (Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản) sau những thời khắc giao lưu, trải nghiệm tại 8 điểm ở TP.HCM vào ngày 12-11 với đoàn viên thanh niên thành phố.

 

Chương trình SSEAYP 2016: “Buổi học” sống động ở TP.HCM

Đó là cách gọi của 329 bạn trẻ thành viên chương trình SSEAYP (Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản) sau những thời khắc giao lưu, trải nghiệm tại 8 điểm ở TP.HCM vào ngày 12-11 với đoàn viên thanh niên thành phố.

 

 

 

Chương trình SSEAYP 2016: “Buổi học” sống động ở TP.HCM
Các đại biểu SSEAYP 2016 thảo luận nhóm về chủ đề truyền thông trong chương trình giao lưu tại báo Tuổi Trẻ – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một trong những “lớp học” được quan tâm nhiều nhất trong chương trình đã được tổ chức tại báo Tuổi Trẻ, với chủ đề “Vai trò quan trọng của truyền thông đối với việc quảng bá, chia sẻ hiểu biết về văn hóa dân tộc trong cộng đồng ASEAN”.

Cơ hội quảng bá từ truyền thông

Chủ đề này được 45 đại biểu Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trao đổi trong buổi giao lưu tại báo Tuổi Trẻ.

Với hình thức thảo luận nhóm, các bạn có 15 phút chuẩn bị và 4 phút trình bày quan điểm nhóm mình. Đa số đại biểu đều thống nhất với việc mỗi quốc gia nên có cả báo tiếng Anh lẫn tiếng bản xứ nhằm kịp thời cung cấp thông tin đến bạn đọc trong nước và quốc tế.

Các bạn trẻ tham gia đề cập nhiều về truyền thông mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Twitter, bởi sức mạnh của nó trong việc góp phần quảng bá văn hóa và giúp giới trẻ tiếp cận thông tin nhanh chóng.

Tuy nhiên, báo chí truyền thống vẫn chiếm được sự tin tưởng của bạn đọc nhờ độ chính xác cao. Trong khi đó, mạng xã hội chỉ là kênh thông tin tham khảo hoặc đòi hỏi người dùng phải kiểm tra thêm tính xác thực.

Các đại biểu đến từ Indonesia cho rằng ngoài việc sử dụng cho mục đích cá nhân, hiện nay giới trẻ còn dùng Instagram để giới thiệu về nét đẹp văn hóa và các địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước.

Còn theo Riku Ohkubo (đoàn Nhật Bản), buổi thảo luận sôi nổi tại báo Tuổi Trẻ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp các bạn hiểu hơn về truyền thông và báo chí.

“Thật bổ ích và thú vị khi chúng tôi được trực tiếp trò chuyện với những người làm trong lĩnh vực này. Sử dụng truyền thông trong việc quảng bá văn hóa các nước ASEAN là kiến thức tôi tiếp thu được từ buổi giao lưu với các bạn” – anh chia sẻ.

Nhiều trải nghiệm đẹp

Sôi nổi, hào hứng… là không khí tại hội trường D201 của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) – nơi chào đón 45 đại biểu SSEAYP đến giao lưu cùng gần 100 giảng viên, sinh viên trường về chủ đề “Xúc tiến trao đổi xuyên 
văn hoá”.

Ngay sau phần giới thiệu, tìm hiểu về các hoạt động giao lưu văn hóa phổ biến của bạn trẻ Việt Nam nói chung, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV nói riêng… các đại biểu đã tham gia phần thảo luận nhóm.

Bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thắt chặt, tìm hiểu văn h giữa các quốc gia (như tăng cơ hội việc làm, cải thiện vốn ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp…), rất nhiều giải pháp gợi ý đã được các đại biểu, sinh viên đưa ra như tận dụng sự kết nối của mạng xã hội, luôn mở lòng và không có thái độ phán xét với những khác biệt về văn hóa, tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, triển lãm văn hoá giữa các quốc gia…

Những thông tin tưởng chừng như khô khan nhưng nhờ phần trình bày hóm hỉnh, đa góc nhìn từ các đại biểu, sinh viên đã trở nên thú vị, mang lại nhiều tiếng cười xuyên suốt chương trình.

“Phải nói tôi rất may mắn khi được chọn tham gia SSEAYP, tôi đã học được rất nhiều điều thông qua chương trình này bởi chúng tôi đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, góc nhìn vì thế cũng khá đa dạng” – đại biểu Arif Wardiman Lase (đoàn Indonesia) chia sẻ sau buổi giao lưu tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Arif cho biết đây là lần đầu bạn đến với đất nước hình chữ S và thấy mọi thứ ở Việt Nam không khác nhiều so với quê hương mình.

Cảm nhận của bạn về bạn trẻ Việt Nam như thế nào?, “Rất thân thiện và tử tế – Arif nói và nhấn mạnh thêm – Một điểm nữa tôi thích ở SSEAYP nói chung và buổi giao lưu hôm nay đó là có thêm nhiều kiến thức về văn h các quốc gia trong khu vực. Điều này rất quan trọng bởi Indonesia cũng là một quốc gia có nền văn h rất đa dạng”.

Với đại biểu Tomaki Okubo (đoàn Nhật Bản) thì SSEAYP là một cơ hội tuyệt vời để bạn cập nhật thêm thông tin, tình hình về các quốc gia ASEAN, đặc biệt là về Việt Nam – đất nước có bề dày lịch sử và rất 
xinh đẹp.

Chương trình SSEAYP 2016: “Buổi học” sống động ở TP.HCM
Các đại biểu SSEAYP 2016 đang tập vẽ trang trí nón cùng sinh viên Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) – Ảnh: CÔNG NHẬT

So sánh từ những “lớp học”

Tại điểm giao lưu với chủ đề “Giáo dục trong trường học” tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), đại biểu Randy S.Magdaluyo (đoàn Philippines) cho biết bản thân từng giảng dạy tại Mỹ nên có cơ hội gặp, trao đổi với nhiều du học sinh Việt, từ đó hiểu phần nào về giới trẻ Việt.

Riêng trong chuyến giao lưu lần này bạn nhận thấy định hướng giáo dục của hai nước khá giống nhau và có nhiều sự thay đổi: tập trung phát triển, định hướng kỹ năng cho học sinh nhiều hơn.

Các bạn trẻ năng động, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại kh của trường, đồng thời tham gia các hoạt động phát triển thể chất lẫn tinh thần…

Khác biệt duy nhất mà anh nhận thấy là Việt Nam vẫn duy trì giáo dục quân sự trong trường. Còn ở Philippines, nhà trường chuyển hướng giáo dục quân sự sang đào tạo máy tính. Có thể đây là điểm hay của giáo dục Việt Nam theo anh cảm nhận.

Và có lẽ những “buổi học” ngày hôm qua cùng thành viên SSEAYP không chỉ giúp các bạn trẻ TP.HCM tương tác, lĩnh hội thêm kiến thức mà còn là cơ hội để có sự so sánh, nhìn lại mình.

Như cách nói của đại biểu Nguyễn Lan Uyên (đoàn Việt Nam): “Mình không mong muốn thay đổi hệ thống giáo dục Việt Nam, nhưng qua chuyến thăm một trường trung học dành cho nữ ở Nhật mình nhận thấy việc đào tạo kỹ năng và thực hành kỹ năng lãnh đạo của họ rất tự nhiên, linh động.

Nhà trường tận dụng tối đa tài nguyên họ có và các bạn rất năng động, cởi mở chứ không khép kín như mình hằng nghĩ. Mình mong muốn giáo dục Việt Nam cũng sẽ có được điều tương tự”.

Háo hức với chương trình “homestay” 
(ở nhà dân)

Chiều cùng ngày, tại ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã diễn ra hoạt động chào đón đại biểu SSEAYP 2016 tham dự chương trình Ở nhà dân (homestay).

Chương trình Ở nhà dân sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14-11 tại 14 quận trên địa bàn TP.HCM với mong muốn đem đến cho các đại biểu những trải nghiệm sâu sắc về đời sống, văn hoá… trong đời sống thường nhật của người Việt nói chung và người dân TP.HCM nói riêng.

Trong nhiều năm qua, chương trình Ở nhà dân được đánh giá là một trong những kỷ niệm đẹp nhất tại Việt Nam đối với các cựu đại biểu quốc tế.

“Tôi rất hồi hộp lẫn háo hức khi tham gia chương trình Ở nhà dân vì dù gì đây là lần đầu tiên tôi đến đất nước các bạn. Nói về một điều tôi muốn làm nhất khi đến Việt Nam là được ăn phở. Trời ơi, tôi thích món phở của các bạn lắm lắm!” – đại biểu Mari Kobayashi (đoàn Nhật Bản) cười tít mắt, chia sẻ với NST.

C.NHẬT – X.DIỆU – B.MINH