Ngăn chặn bạo lực từ ‘hội, nhóm học trò’
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tình trạng học sinh có xu hướng lập nhóm, kết bè không lành mạnh, để rồi gây ra những vụ bạo lực học đường.
Ngăn chặn bạo lực từ ‘hội, nhóm học trò’
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tình trạng học sinh có xu hướng lập nhóm, kết bè không lành mạnh, để rồi gây ra những vụ bạo lực học đường.
Đã có rất nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian gần đây khiến dư luận bức xúc, mà điểm chung trong những vụ này là nạn nhân phải chịu đòn của cả đám đông đánh hội đồng. Vì thế, việc tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng này là cần thiết.
Chơi theo nhóm để không bị bắt nạt ?
N.T.M.T, nữ sinh từng tham gia nhóm đánh hội đồng tại Trường THCS Lương Quới, H.Giồng Trôm, Bến Tre, thú thật: “Nếu như không chơi với nhóm bạn thì lỡ bị đánh chẳng ai cứu giúp. Vì thế, phải cùng nhau lập hội, nhóm, bảo vệ nhau cho chắc ăn. Mỗi khi đi chơi chung chẳng sợ bị ai ăn hiếp, đi cả nhóm rất an tâm”.
Bị nam sinh hành hung, cô bé không hề phản đòn, em chỉ ôm đầu né những cú tát. Đỉnh điểm của vụ xô xát, nữ sinh bị cậu học trò đấm vào thái dương và ngất xỉu tại chỗ.
Cũng theo T., ngoài giờ học chỉ thường đi chơi với nhóm bạn, cùng rủ nhau đi ăn uống, la cà ngoài đường rồi về. “Khi nào có hiềm khích với người khác thì cả nhóm lại gọi nhau”, T. kể thêm.
|
P.T.H.L, nữ sinh lớp 11 Trường THPT Cẩm Thuỷ 3 (Thanh Hoá), người từng cùng nhóm của mình đánh hội đồng dã man một nữ sinh đến ngất xỉu vào ngày 23.9 vừa qua, cũng thừa nhận “đã chơi theo nhóm từ khi vào lớp 10. Cả nhóm chơi thân thiết và sẵn sàng giúp nhau nếu lỡ… bị đánh”.
Bên cạnh những nhóm bạn cùng nhau chia sẻ chuyện học, tâm sự buồn vui… thì có cả những “nhóm bạn tiêu cực”, như lời của K.L, học sinh Trường THPT Vĩnh Cửu (Đồng Nai): “Thường thì những nhóm tiêu cực thành viên đa phần là học sinh yếu, kém. Họ hay hà hiếp học sinh trong trường”.
Còn V.Q, học sinh Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký (TP.HCM), cho biết trong trường cũng có nhiều hội, nhóm. Việc lập nhóm khá đơn giản, có khi chỉ là sau vài lần bao bạn bè ăn uống, nên được nhiều người tự nguyện chơi cùng, trở nên thân thiết và “nhóm bạn” ra đời.
Cần thêm nhiều sân chơi lành mạnh
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hoà An, Uỷ viên BCH T.Ư Hội Tâm lý học xã hội VN, cho rằng xu hướng lập nhóm, chơi theo nhóm của học sinh là bình thường. “Ở lứa tuổi từ 12 – 17, các em muốn thể hiện mình đã trưởng thành, muốn chứng tỏ sự độc lập, nên thường có xu hướng tìm và kết bạn, kết nhóm… Vì các em cảm thấy mình được đồng cảm, thấu hiểu và dễ dàng hoà nhập”, ông An lý giải.
Trong lúc xô xát, hai nữ thực khách đã dùng niêu mỳ, ly bia loại dày đập vào đầu nhau, hất đổ bàn ăn… Nhiều người can ngăn cũng bị đánh oan.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý ở lứa tuổi này rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông (trong nhóm bạn, bè phái đang tham gia), nên không kiểm soát được cảm xúc mà sẽ hành động theo vô thức. Thế nên, trong cơn bốc đồng, các nhóm có xu hướng sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” mà chẳng hề phân tích tình huống. “Có khi chỉ cần một cái liếc mắt, một lời thách thức… là có thể dẫn đến ẩu đả. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này thường được nhắc tới bởi các từ: khủng hoảng, nổi loạn, bất trị, bốc đồng. Vì vậy, các em thường có suy nghĩ “nắm đấm đi trước, lời nói đến sau”, ông An phân tích.
Còn thạc sĩ tâm lý Lê Thị Thảo, Trung tâm đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt, cho rằng ở lứa tuổi THCS và THPT, với những nét đặc trưng tâm lý riêng, những tính cách trong nhóm bạn sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm khá rõ nét.
“Những hệ lụy từ các nhóm bạn là điều đã được nhìn thấy, tuy nhiên vì đây là đặc điểm lứa tuổi nên không thể nào thay đổi. Điều quan trọng là hướng dẫn, điều chỉnh hành vi để trẻ có cách ứng xử phù hợp với nhóm bạn, biết cách làm chủ cảm xúc, hành vi bản thân, để trẻ không bị kích động trước những lời khiêu khích từ bạn bè”, bà Thảo nói.
HAI CÔ GÁI ĐÁNH NHAU ‘TRỐI CHẾT’, NHÓM CON TRAI ĐỨNG CỔ VŨ
Trong đám đông những người chứng kiến vụ việc trên, có không ít người là nam giới nhưng tuyệt nhiên không ai chịu đứng ra can ngăn hai cô gái. Thậm chí, có người hét lên: ‘Cắn đứt ngón tay nó luôn’.
Đâu là nguyên nhân khiến một bộ phận học sinh THCS, THPT rủ nhau lập nhóm để quậy phá, hiếp đáp người khác, chứng tỏ, thể hiện mình? Bà Thảo cho rằng một phần là do người trẻ hiện nay thiếu sân chơi lành mạnh, không có nơi để giải tỏa năng lượng, không có môi trường vui chơi thoả thích.
“Mọi con người luôn có nhu cầu được thể hiện mình và được người khác thừa nhận. Tuy vậy, phải nhìn vào thực tế hiện nay là ngoài giờ học tại trường thì lứa tuổi các em còn có ít sân chơi để phát huy năng khiếu, sở trường bản thân. Nếu như các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội quan tâm đến vấn đề này thì sẽ góp phần giúp trẻ tìm được niềm vui bên ngoài cuộc sống thay vì chỉ có những hành động bốc đồng ảnh hưởng đến những người xung quanh”, bà Thảo nói.
Những vụ đánh hội đồng gây bức xúc
Giữa tháng 10.2016, một nam sinh Trường THCS Minh Tân (Hải Dương) do không nộp tiền ăn sáng theo định kỳ đã bị nhóm 6 học sinh chặn đường, lao vào đấm đá…
Ngày 4.10, trên đường đi học về, T.T.M.L, học sinh Trường THPT Tây Thuỵ Anh (Thái Bình) bị một nhóm thiếu nữ chặn đường túm tóc giật, đá liên tiếp vào mặt và đầu. Nhóm thiếu nữ này còn đạp thẳng vào mặt M.L khiến nạn nhân chỉ biết nằm ôm mặt chịu đòn ngay trên đường.
Ngày 5.10, trong giờ ra chơi, N.N.T.T – học sinh lớp 8 Trường THCS Lương Quới (Bến Tre) đang ngồi tại phòng học đã bị nhóm bạn cùng lớp đánh hội đồng đến bất tỉnh.
Mới đây nhất, một nữ sinh 15 tuổi ở H.Nhà Bè (TP.HCM) đã bị đánh, bắt liếm chân. Đáng nói, nhóm đánh nữ sinh này có đến hơn 14 thành viên.
|
Xuân Phương