Những người thầm lặng làm nên lịch sử
Tôi chợt nhớ một người thanh niên trí thức đã hy sinh trong trận đánh đồn Tú Thuỷ ở đông Gia Lai đầu năm 1953. Đây là trận đánh công kiên gần như đầu tiên của Vệ quốc đoàn trung Trung bộ.
Đã từng có những thanh niên như thế:
Những người thầm lặng làm nên lịch sử
Tôi chợt nhớ một người thanh niên trí thức đã hy sinh trong trận đánh đồn Tú Thuỷ ở đông Gia Lai đầu năm 1953. Đây là trận đánh công kiên gần như đầu tiên của Vệ quốc đoàn trung Trung bộ.
Trong những liệt sĩ hy sinh ở trận Tú Thuỷ ấy, có anh Khương Thế Xương – con trai nhà thơ Khương Hữu Dụng. Anh Xương đã là học sinh giỏi tại Trường Lê Khiết trước khi anh nhập ngũ. Anh còn là một nhà thơ, một thanh niên tài hoa và năng động, một người coi chuyện học giỏi là hết sức bình thường đối với mình.
Anh Xương hy sinh khi mới ngoài 20 tuổi, chưa có gia đình riêng. Rất nhiều năm sau hòa bình, với bao công khó, gia đình mới tìm được hài cốt anh Xương và đưa anh về an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn, Quảng Nam (đây cũng là nghĩa trang mà anh hùng – liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, người quê Điện Bàn, yên nghỉ từ nhiều năm nay).
Họ đã bằng những khẩu súng trường bắn phát một ngăn chặn những binh đoàn của quân Pháp khi chúng muốn tái chiếm Hà Nội. Họ đã mở đường máu đưa Bác Hồ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thoát khỏi vòng vây giặc…
Hãy bắt đầu nhớ về Hội Liên hiệp Thanh niên VN với những con người như thế, và họ chỉ nằm trong số hàng triệu thanh niên VN đã hy sinh vì Tổ quốc. Vâng “Yêu Tổ quốc là một điều nghiêm trọng” (thơ Tây Ban Nha). Vì đơn giản, yêu Tổ quốc những lúc Tổ quốc nguy nan là biết chấp nhận hy sinh. Tôi còn muốn trích ở đây một đoạn nhật ký của người lính Khương Thế Hưng, em ruột liệt sĩ Khương Thế Xương, đoạn nhật ký anh Hưng viết ở chiến trường Quảng Ngãi sau khi nhận được tin chị Đặng Thuỳ Trâm, người yêu của anh, hy sinh:
“Em chết đi biến thành ngọn gió lượn trên đầu anh. Trên đời anh. Thành tiếng gọi đằng trước để anh đi tới… Anh đã nghĩ, đó là tình yêu của người lính!…”.
Anh Khương Thế Hưng, chị Đặng Thuỳ Trâm, họ đều là những thanh niên khát khao với cuộc sống, khát khao với tình yêu đôi lứa, nhưng họ đều tự nguyện đi vào chiến trường ác liệt vì họ yêu Tổ quốc, một tình yêu còn lớn hơn mọi tình yêu.
Năm tôi vào chiến trường Nam bộ, tôi vừa tròn 25 tuổi. Ở tuổi đó, tôi đã là “anh” của nhiều đồng đội trong đơn vị hành quân vượt Trường Sơn. Nhiều đồng đội của tôi chỉ vừa 18, 20 tuổi. Họ làm chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, người y sĩ, dược sĩ, người báo vụ cơ mật… những nghề nghiệp hết sức cần thiết cho chiến trường. Hầu hết họ là hội viên của Hội Liên hiệp Thanh niên VN, dù ở chiến trường, thì tổ chức này gần như sáp nhập vào tổ chức Đoàn thanh niên. Khi ở chiến trường, tôi lại ở cùng với rất nhiều thanh niên trẻ, từ giao liên tới bảo vệ, từ chị nuôi tới du kích…
Khi trào lưu Hậu duệ mặt trời đang rầm rộ, các học sinh lớp 12D1 trường THPT Lê Viết Thuật (Vinh, Nghệ An) cũng muốn mang màu áo lính vào bộ ảnh kỷ yếu.
Họ chưa phải là đoàn viên nhưng vẫn sinh hoạt với tư cách hội viên của Hội Thanh niên giải phóng. Và có một thời gian khá dài, cơ quan tuyên truyền binh vận của tôi ở sát “cứ” của một đội thanh niên xung phong. Chúng tôi hay qua lại “cứ” của nhau để vui chơi trò chuyện, thỉnh thoảng có lai rai vài xị đế. Thanh niên xung phong ở “cứ” này hầu hết là phụ nữ, và hầu hết còn rất trẻ. Chị em từ dưới đồng bằng lên. Có lần chúng tôi mở tiệc đãi chị em trước khi xuống chiến trường. Bữa tiệc nghèo, đạm bạc mà thật vui. Nhưng bây giờ nghĩ lại, chợt nghèn nghẹn. Vì sau chuyến đi xuống chiến trường năm 1974 ấy, nhiều chị em thanh niên xung phong trong đội này đã vĩnh viễn nằm lại ở những trận đánh suốt vùng đồng bằng.
Thanh niên xung phong là một lực lượng đặc biệt, không phải quân chủ lực chiến đấu, không được trang bị đầy đủ vũ khí, nhưng mức độ nguy hiểm mà họ chịu đựng thì không thua kém gì quân chủ lực.
Chị Đặng Thùy Trâm trụ bám cùng y sĩ, y tá ở bệnh viện H.Đức Phổ phải thường xuyên đối đầu với nguy hiểm như thế nào, thì chị em thanh niên xung phong cũng phải thường xuyên gặp hiểm nguy như thế. Họ là lực lượng phục vụ chiến đấu, nhưng nếu không có họ, thì ai vận chuyển vũ khí đạn dược cho bộ đội chiến đấu, ai tải thương và thu dọn chiến trường sau trận đánh.
Tôi còn nhớ mãi bức thư ngắn gọn một cô gái thanh niên xung phong gửi cho tôi sau bữa tiệc chia tay hôm ấy: “Ngày mai em lên đường xuống đồng bằng. Cầu mong anh gặp nhiều may mắn. Em: Vân”. Tôi không biết mình có gặp nhiều may mắn hay không, nhưng sau chiến tranh, tôi biết những cô gái thanh niên xung phong trở về từ chiến trường nhiều người không gặp may mắn…
Tháng 2.1950, Liên đoàn Thanh niên VN tổ chức Đại hội lần thứ I tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đại hội là sự thể hiện khối đoàn kết của toàn thể thanh niên VN trong mặt trận thanh niên vì mục tiêu kháng chiến thắng lợi. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên VN và bầu anh Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên VN.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, qua 9 năm kháng chiến đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, Liên đoàn Thanh niên VN đã đoàn kết, tập hợp đoàn viên, hội viên, thanh niên, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và lao động sản xuất, góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong khí thế tiến công mạnh mẽ của tuổi trẻ miền Bắc đang ngày đêm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế văn hóa xã hội và tuổi trẻ miền Nam đấu tranh ngày càng quyết liệt với đế quốc Mỹ; từ ngày 8.10 đến 15.10.1956, T.Ư Liên đoàn Thanh niên VN và Ban vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc triệu tập đại hội tại Nhà hát Lớn Hà Nội để thống nhất các tổ chức thanh niên VN và lấy tên là Hội Liên hiệp Thanh niên VN…
Trích đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên VN (15.10.1956 – 15.10.2016)
|
Thanh Thảo