23/12/2024

‘Mở đường’ cho hàng ngàn phụ nữ bất hạnh trở về với đời

Với những người đã từng một lần lầm lỡ, từng là nạn nhân của bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, nạn buôn bán người, hay những người có hoàn cảnh khó khăn…, tìm được một công việc ổn định để mưu sinh không hề đơn giản.

 

‘Mở đường’ cho hàng ngàn phụ nữ bất hạnh trở về với đời

Với những người đã từng một lần lầm lỡ, từng là nạn nhân của bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, nạn buôn bán người, hay những người có hoàn cảnh khó khăn…, tìm được một công việc ổn định để mưu sinh không hề đơn giản.




Lớp học nghề miễn phí của dự án	 /// Ảnh: Thảo Thương

 

Lớp học nghề miễn phí của dự ánẢNH: THẢO THƯƠNG

Nhưng vẫn luôn có những cầu nối, với những dự án cộng đồng đưa đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lớp học đặc biệt


Dự án cộng đồng đầy tính nhân văn
Dự án “Làm đẹp để sống, sống để làm đẹp” được khởi xướng tại Việt Nam vào tháng 6.2009. Đây là dự án cộng đồng đầy tính nhân văn dành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, với khoá đào tạo nghề tóc miễn phí 6 tháng và được lan rộng ra 35 quốc gia khác trên thế giới, trở thành dự án cộng đồng quốc tế. Hàng nghìn phụ nữ được giúp đỡ với mức phí đầu tư cho mỗi phụ nữ tham gia chương trình là 35 triệu đồng.

Chúng tôi đến Trung tâm đào tạo tóc (thuộc Tập đoàn L’Oreal tại VN) ở Q.3, TP.HCM vào một buổi sáng. Lúc này, các học viên đang tất bật chuẩn bị bắt đầu buổi học. Lớp dạy nghề tóc của trung tâm được đào tạo theo chương trình bài bản, chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí.

Trong căn phòng diện tích 70 m2, như bao lớp học bình thường ngoài kia, cũng có bảng đen, góc trái của bảng ghi sĩ số, tên bài học, chương mục… Nhưng điều đặc biệt là bên trong bày biện đủ các dụng cụ phục vụ cho việc dạy học nghề tóc như thuốc nhuộm, dầu gội, dầu xả, kéo, máy sấy uốn… Và càng đặc biệt hơn là cuộc đời của những học viên. Họ đến từ nhiều vùng quê khác nhau, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Họ từng có chung suy nghĩ ngày mai không biết sẽ như thế nào và chung một ước mơ: muốn có cái nghề để thay đổi cuộc đời.
'Mở đường' cho hàng ngàn phụ nữ bất hạnh trở về với đời - ảnh 1
Chuyện cảm động của Duy ‘ve chai’

Khi thấy Duy suốt ngày lo chuyện bao đồng, bạn bè của anh không hiểu và thường chất vấn: ‘Mày làm cho lắm để làm gì? Có được gì đâu? Trong khi cơm chưa đủ no, việc làm lại chưa có?’…
Trong số những học viên, chúng tôi bị thu hút bởi sự thuần thục của cô gái N.T.B.T (29 tuổi, Long An). T. kể, nhà nghèo, học hành dang dở, cô lấy chồng khi mới chỉ 17 tuổi. Chồng nghiện cờ bạc đề đóm, bao nhiêu đồ đạc trong nhà đều bị đem bán, đến khi không có tiền, anh ta về nhà đánh đập mẹ con chị. T. ly hôn khi con trai mới lên 5.
Chị tìm đủ mọi nghề kiếm sống nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh vay mượn để có tiền mua sữa cho con. Rồi như một cơ duyên, trong lần đi chợ, tình cờ nghe các chị hàng rau nói loáng thoáng có dự án dạy nghề tóc miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn ở Sài Gòn, thế là chị về nhà nhờ bạn tìm trên mạng, gửi đơn xin phỏng vấn.
T. nhớ lại: “Sau khi phỏng vấn, tôi được nhận. Được học nghề miễn phí, được nhiều người giúp đỡ, đêm về cứ nghĩ là phép màu. Tôi học được 3 tuần rồi, thấy thực sự thích nghề này và mơ ước sau khi hoàn thành khoá học sẽ mở được cửa tiệm riêng để nuôi con ăn học”. Ngoài thời gian học 3 ngày/tuần, chị đi làm móng tay dạo để trang trải tiền thuê nhà.
Nhỏ tuổi nhất lớp là em C.H.M.U (14 tuổi, Q.Bình Thạnh), cái tuổi đáng lẽ phải được sống trong sự yêu thương của mẹ cha. Nhưng với em đó là điều xa xỉ, U. kể: “Ba mẹ ly hôn khi em còn nhỏ, ba đi lấy vợ hai, mẹ cũng lấy chồng khác, hai chị em ở cùng bà ngoại. Ba bà cháu ở nhà trọ đã hơn 10 năm nay. Em được học đến lớp 6 phải nghỉ, ngày ngày hai chị em theo ngoại đi bán vé số”.
Rồi em được mọi người giới thiệu đến với trung tâm. Mỗi ngày em đạp xe đạp hơn mười cây số tới lớp. Dù xa xôi, nhưng em vẫn rất quyết tâm. “Em chỉ mong học rồi có nghề, đi làm thợ phụ cũng được, có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng/tháng phụ ngoại tiền thuê nhà” – U. đỏ hoe mắt chia sẻ.
Câu chuyện về chị P.T.T.N (38 tuổi, Q.Bình Thạnh) bị nhiễm HIV có lẽ đến nay vẫn còn là nỗi xúc động của những người thực hiện dự án nghề này. Tuổi trẻ bồng bột với những cuộc vui chơi sa đọa, sống buông thả đã đẩy chị N. đến cái kết cay đắng: nhiễm HIV. Ba đứa con với ba dòng máu và không biết ai là cha chúng. Để có tiền nuôi con, chị tiếp tục công việc “bán hoa” dù biết mình đang mang mầm bệnh chết người. Cho đến khi, chị được Hội Phụ nữ phát hiện, vận động, đưa chị đến với lớp học nghề. Dù muộn màng nhưng với chị có thể nói là trời thương phút cuối, chị nói: “Dự án dạy nghề miễn phí đã cứu vớt tôi ra khỏi những tháng ngày tối tăm ấy”.
Cái kết có hậu
Với những số phận không may mắn, dự án dạy nghề miễn phí mở ra cho họ một trang mới trong cuộc đời. Họ có cơ hội để làm lại, để đổi thay, để bước tiếp.
Dự án nghề tóc miễn phí của trung tâm ra đời cách đây 7 năm, biết bao nhiêu học viên đã tốt nghiệp ra trường và có công việc ổn định như đúng tinh thần của dự án. Họ đã viết tiếp câu chuyện cuộc đời mình nhờ sự giúp đỡ của những người thầy, người cô trong trung tâm.
Câu chuyện của chị N.T.N (30 tuổi, Cần Thơ) là một trong số đó. Sau 3 năm, N. bây giờ là chủ một tiệm tóc nhỏ ở Sài Gòn. Khó ai hình dung cô gái N. xinh đẹp, sang trọng đứng trước mặt chúng tôi từng trải qua những tháng ngày đau khổ vì bị bạo hành, bị tước đi quyền làm mẹ.
Ngày ấy, bố mẹ chồng luôn miệt thị cô vì hoàn cảnh nghèo khó của gia đình cô. Khi mới sinh con, chồng N. có người đàn bà khác, về nhà hắn đánh cô đến gãy chân, rồi đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Nhờ dự án, N. được học nghề, chị vui vẻ: “Ngày trước, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ được như ngày hôm nay. Tôi nghĩ, thành công sẽ đến với người có nghị lực muốn thay đổi, muốn vươn lên”.
Quay lại chuyện chị P.T.T.N, sau khi hoàn thành khoá học, chị mở một tiệm tóc nhỏ. Có nghề tử tế nuôi con, có niềm vui mỗi ngày nên tâm trạng và sức khoẻ chị cũng khá lên. Chị vui vẻ nói: “Giờ tôi cũng không lo nghĩ gì nữa, mỗi ngày mở cửa tiệm ra là làm và chỉ biết làm, dành dụm để nuôi con, chỉ sợ không có sức để mà làm thôi”.
Những lời chia sẻ mộc mạc, chân thật gắn liền với niềm vui toả ra trên từng khuôn mặt, lời nói, ánh mắt khiến chúng tôi cũng vui lây.

 

Thảo Thương