25/12/2024

Giải đáp phụng vụ: Việc rước lễ qua các thời đại

“Cho đến thời gian gần đây, giáo dân thường không rước lễ trong chính Thánh lễ” đã làm cho con ngạc nhiên, và nghĩ là mình biết quá ít về lịch sử của kỷ luật của Giáo Hội về việc rước lễ.

 Giải đáp phụng vụ: Việc rước lễ qua các thời đại


Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Việc cha đề cập trong bài trả lời ngày 20-10-2015, rằng “Cho đến thời gian gần đây, giáo dân thường không rước lễ trong chính Thánh lễ” đã làm cho con ngạc nhiên, và nghĩ là mình biết quá ít về lịch sử của kỷ luật của Giáo Hội về việc rước lễ. Có lẽ sẽ là quá phức tạp để trình bày ở đây, phải không cha, nhưng nếu có thể được, xin cha nói sơ qua cho độc giả biết về lịch sử này. – K. T., Houston, Texas, Mỹ.      

Đáp: Tôi nghĩ rằng để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải phân biệt các nguyên tắc tín  và sự thực hành lịch sử,  cả hai đã ảnh hưởng như thế nào các nghi thức đã phát triển. Chúng tôi cũng sẽ tự giới hạn mình vào nghi thức cơ bản, và lúc khác sẽ nói về lịch sử rước lễ hai hình và các tư thế của tín hữu.

Về tín lý, Giáo Hội đã luôn xem việc rước lễ như kết luận hợp lý và cần thiết của việc cử hành Thánh lễ. Là hợp lý, bởi vì bất kỳ hy lễ nào  lễ vật là thực phẩm, như là đối tượng của nó, ngụ ý ý tưởng về sự tiêu thụ lễ vật. Là cần thiết, bởi vì đây là ý rõ ràng của Chúa Kitô, Đấng mời gọi chúng ta hãy cầm lấy mà ăn. Do đó, trong thời cổ đại, bất kỳ thành viên nào trong các tín hữu đã dâng bánh và rượu,  linh mục tiếp nhận, thì đương nhiên trở thành người rước lễ. Ngay cả khi không thành viênnào của các tín hữu rước lễ, kỷ luật phụng vụ Giáo Hội đã luôn luôn yêu cầu rằng ít nhất việc rước lễcủa linh mục là cần thiết, để hoàn thành và hoàn thiện hy lễ. Thí dụ, điều này đã được công bố bởi Công đồng Toledo XII năm 681, trong một văn bản được thánh Tôma Aquinas trích dẫn sau này trong Tổng luận thần học (Summa Theologica) của ngài:        
“Tôi trả lời rằng,
 như đã nêu ở trên (79, 5,7), Thánh Thể không chỉ là một bí tích, mà còn là một hy lễ. Bây giờ bất cứ ai dâng lễ vật phải là người chia sẻ trong hy tế,  lễ vật bên ngoài mà người ấy dâng, là một dấu hiệu của sự hy sinh bên trong, mà nhờ đó người ấy tự hiến mình cho Thiên Chúa, như thánh Âutinh nói (De Civ. Dei x). Do đó, bằng cách tham dự vào hy lễ, người ấy cho thấy rằng hy tế bên trong là giống hy tế của mình. Trong cùng một cách như vậy, khi phân phát hy tế cho người khác, người ấy thấy rằng mình là người phân phát quà tặng của Thiên Chúa, mà mình phải là người đầu tiên tham dự, như Dionysius nói (Eccl. Hier. iii). Do đó, ông phải tiếp nhận được trước khi phân phát cho dân chúng. Theo đó, chúng ta đọc trong chương đã đề cập ở trên (Công đồng Toledo XII, Điềuv.):  ‘Loại hy tế nào mà trong đó người dâng lễ vật không được biết là có một phần?” Nhưng chính khi tham dự vào hy tế mà người ấy có một phần trong đó, như các Thánh Tông Đồ nói (1 Cr 10:18):”Những ai ăn tế phẩm, há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao?” (bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ). Vì vậy thật là cần thiết cho linh mục, vì ngài thường truyền phép Mình Máu Chúa, để lãnh nhận bí tích này trong tính toàn vẹn của nó. (III, q82 art. 4 resp.)”

Các nguyên tắc về việc rước lễ sau đó được tóm lược một cách long trọng bởi Công đồng Trentôtrong phiên XIII, vào tháng 10-1551: “Bây giờ về việc sử dụng bí tích thánh này, các Nghị phụ đã phân biệt một cách đúng đắn và sáng suốt ba cách tiếp nhận nó. Vì các Nghị phụ đã dạy rằng một số người rước lễ một cách bí tích mà thôi, là người có tội: một số người khác rước lễ một cách thiêng liêng mà thôi, là những người ước ao ăn bánh bởi Trời, được đặt trước mặt họ,  bằng một đức tin sống động làm việc bởi sự bác ái,họ cảm nhận hoa trái và sự hữu ích của việc rước lễ này: trong khi nhóm người thứ ba rước lễ vừa một cách bí tích vừa một cách thiêng liêng,  và đây là những người đã chuẩn bị trước, để tiếp cận với bàn tiệc thần linh này với y phục lễ cưới. Bây giờ về việc rước lễ, tập tục của Giáo Hội là rằng giáo dân rước lễ từ tay linh mục; nhưng các linh mục khi cử hành Thánh lễ, phải rước lễ; tập tục này, vốn đến từ một truyền thống tông đồ, phải được duy trì với sự công bình và  trí. Và cuối cùng Thánh Công đồng này với tình thương phụ tử thật sự khuyên nhủ, khuyến khích, năn nỉ, và van xin, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta, rằng tất cả và mỗi người mang danh hiệu Kitô hữu sẽ đồng ý lâu dài và nhớ dấu hiệu này của sự hiệp nhất, mối dây bác ái, biểu tượng của sự hòa hợp; và hãy nhớ sự uy nghi tuyệt vời, và tình yêu quá đỗi của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ngài ban linh hồn yêu dấu của Ngài như giá sự cứu rỗi của chúng ta, và đã ban cho chúng ta Mình Ngài để ăn, họ cần tin tưởng và kính tôn các mầu nhiệm thánh của Mình và Máu Ngài với sự kiên trì và sự vững chắc của đức tin, với sự sốt mến của linh hồn, với lòng đạo đức và sự thờ phượng, để có thể thường xuyên rước bánh đã truyền phép, và rằng nó có thể mang lại cho họ sự sống của linh hồn, và sức khỏe vĩnh viễn của tâm trí họ; mà được tiếp thêm sức mạnh, để họ có thể, sau cuộc hành trình củasự hành hương khốn khổ này, đi đến quê hương trên trời của họ, ở đó họ ăn, mà không cần mạng che mặt, cùng bánh của các thiên thần,  hiện giờ họ ăn dưới mạng che mặt thiêng liêng”.

Tuy nhiên, đối với sự thực hành, mọi thứ phát triển theo một cách khác. Thực tế tất cả các tài liệu thời đầu làm chứng cho việc thực hành rước lễ trong Thánh Lễ. Thánh Justin (100-165) nói rằng các phó tế thậm chí còn mang Mình Thánh cho những người vắng mặt sau Thánh lễ nữa. Tuy nhiên, qua thời gian, kỷ luật nới lỏng và ngày càng có ít tín hữu rước lễ. Điều này xảy ra với tốc độ nhanh đáng ngạc nhiên, nên ngay cả Thánh Gioan Kim Khẩu (349-407) phàn nàn: “Chúng tôi đứng trước bàn thờ cách vô vọng, vì không ai bước lên rước lễ cả”. Giáo Hội phải nhắc lại tầm quan trọng của việc rước lễ, ngay cả với các giáo sĩ. Từ thế kỷ IV, chúng tôi tìm thấy các sắc lệnh, vốn qui định rằng các giáo sĩ tham dự thánh lễ trọng, buộc phải rước lễ. 

Tình hình đạt tới một điểm  trong năm 1123 Công đồng chung Lateran I xét là cần thiết, để qui định việc xưng tội và rước lễ ít nhất mỗi năm một lần cho tất cả người Công giáo, như là một sự tối thiểu tuyệt đối. Luật này vẫn còn hiệu lực ngày nay, mặc dù sựthực hành thực sự thay đổi nhiều.

Các lý do mà các tín hữu ít rước lễ  rất phức tạp, và một số lý do là đặc trưng cho một số thời đại nhất định. Một thí dụ là sự phản ứng đối với bè rối Arian trong giai đoạn đầu, vốn dẫn đến một quan niệm đề cao tôn thờ phép Thánh Thể như là “bàn tiệc tuyệt vời của Chúa”, làm cho người ta sợ đến gần. Sau đó trong thời Trung cổ, một thực hành gắt gao của việc đền tội trước khi rước lễ, các qui định chi tiết về ăn chay kéo dài, và các khuyến nghị liên quan đến việc kiêng cữ hành vi vợ chồng trước khi rước lễ, tạo nên một tổng thể tích lũy cấm đoán làm cho người ta không rước lễ, mặc dù người ta vẫn tham dự Thánh Lễ đều đặn, và sự nhiệt tình tôn giáo vẫn là khá cao. Ngay cả sự gia tăng trong việc chầu Thánh Thể trong thế kỷ XII khiến một số người cho rằng, việc nhìn ngắm Mình Thánh có thể một cách nào đó thay thế việc rước lễ rồi.         
Điều này dẫn đến sự phát triển trong nghi thức rước
 lễ, mặc dù khả năng cho rước lễ tại thời điểm này vẫn là một phần của nghi thức, và nó tiếp tục được sử dụng bất cứ khi nào có tương đối ít người rước lễ. Các hình thức thời đầu của nghi lễ Rôma đã có một lời mời rất ngắn cho các tín hữu, để họ lên rước lễ sau khi linh mục đã rước lễ. Tuy nhiên, công thức này biến mất, mặc dù  tiếng chuông rung lên như một dấu hiệu của lời mời gọi. Vào thế kỷ XII, ở một số nơi một lời giới thiệu đã trở lại, lấy cảm hứng từ các nghi thức cho người bệnh rước lễ, khi nó đã trở thành một thực hành để đọc kinh Cáo Mình lần thứ hai, nếu có ai ngoài linh mục, sắp rước lễ. Và trong thế kỷ XV, sự thực hành là nâng cao Mình Thánh với công thức: “Đây Chiên Thiên Chúa …” và “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự…” đã được đưa vào Thánh Lễ. Một cách chính thức, các công thức này đã lần đầu được chấp nhận trong Sách Nghi lễ của Giáo Hoàng Phaolô V năm 1614, như một phần của việc rước lễngoài Thánh Lễ.

Tuy nhiên, trong thực tế, vì trong nhiều thế kỷ, số lượng người rước lễ mỗi năm một lần là rất đông vào dịp lễ Phục sinh, điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn về hậu cần cho việc cho rước lễ trong Thánh Lễ. Điều này ở nhiều nơi đã dẫn đến một sự phân ly giữa thời điểm rước lễ và Thánh Lễ. Ở một số nơi khác, sẽ có các linh mục cho rước lễ mùa Phục sinh từ một bàn thờ cạnh, suốt cả Thánh Lễ, cũng như trước và sau Thánh Lễ. Sự thực hành này đôi khi kéo dài đến các ngày lễ trọng khác.

Tuy nhiên, dần dần đã có sự trở lại rước lễ thường xuyên hơn, đặc biệt là trong các thế kỷ XIX và XX, được thúc đẩy bởi một số hiệp hội thiêng liêng, sự gia tăng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, và sự động viên của các Giáo hoàng. Điều này tự nhiên dẫn tới sự trở lại với sự thực hành phụng vụ tốt hơn,  việc cho rước lễ thường xuyên trong Thánh Lễ, mặc dù ở một số nơi các thực hành khác vẫn tiếp tục như là tập tục.        
Do đó,
 chuyên viên phụng vụ nổi tiếng J.A. Jungmann, trong tác phẩm chính của ngài về lịch sử thánh lễ Rôma, đã viết trước cải cách phụng vụ hiện nay:

“Như chúng ta đã thấy, việc rước lễ của linh mục chủ tế thường được tiếp nối bởi việc các tín hữu rước lễ. Điều này là phù hợp cả với kế hoạch ban đầu của Thánh Lễ Rôma. Mô hình này, mà trong thời của chúng ta đã được áp dụng ngày càng nhiều, đã lệ thuộc trong nhiều thế kỷ vào nhiều sự thay đổi bất thường và biến động bạo lực. Các sự thay đổi bất thường và biến động bạo lực này đã có các hiệu lực của chúng trên việc thiết kế phụng vụ về việc các tín hữu rước lễ. Chúng cũng dẫn đến kết quả là trong lời giải thích của Thánh Lễ, thậm chí cho đến nay, việc các tín hữu rước lễ đôi khi được coi là một yếu tố ngoại lai, không thuộc cơ cấu của phụng vụ Thánh lễ, và do đó có thể được bỏ qua”. (Zenit.org 21-6-2016)
Nguyễn Trọng Đa

http://vietcatholic.org/News/Html/187599.htm