25/12/2024

Vì sao bạn lúc nào cũng đói?

Đói là dấu hiệu cơ thể muốn thông báo cần được nuôi dưỡng để hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi, dù không đói, nhưng vẫn muốn ăn. Lý do vì đâu?

 Vì sao bạn lúc nào cũng đói?

Stress kinh niên gây nên cảm giác thèm ăn liên tục - Ảnh: Shutterstock

Stress kinh niên gây nên cảm giác thèm ăn liên tục – Ảnh: Shutterstock

Đói là dấu hiệu cơ thể muốn thông báo cần được nuôi dưỡng để hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi, dù không đói, nhưng vẫn muốn ăn. Lý do vì đâu?

Theo Msn, có những người, sau khi ăn trưa chưa đầy 20 phút sau đã cảm thấy đói và muốn ăn nữa, nên họ buộc phải tìm cái gì đó bỏ vào bụng. Amanda Foti – chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại CLB Selvera Wellnes (Mỹ), cho biết cảm giác đói có thể xảy ra khi bạn tập thể dục với cường độ mạnh và liên tục hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay cho con bú. Nhưng nếu cảm thấy bao tử của mình như một cái hố không đáy, hãy nhanh chóng điều chỉnh lại thói quen, bởi lí do khiến cơn đói liên tục hoành hành có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

Các bữa ăn cách nhau quá xa

Khi dạ dày trống rỗng quá lâu, cơ thể sẽ phát ra nhiều ghrelin, một hormone kích thích sự thèm ăn, từ đó gây ra cảm giác đói rã rời”, tiến sĩ Foti nói. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến hậu quả ăn quá nhiều. Để khắc phục tình trạng này, các bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.

Ngoài ra, nếu bị cảm giác đói bủa vây, hãy giữ bên mình một ít trái cây để nhâm nhi sẽ giúp tránh tình trạng lên cân không mong muốn.

Dinh dưỡng không cân bằng

Một món ăn vặt lý tưởng phải đáp ứng đủ 3 thành phần: chất xơ, protein, và một ít chất béo lành mạnh. Ba thành phần này sẽ giúp cho việc tiêu hóa chậm hơn, giữ cho lượng đường trong máu ổn định và giúp bạn no lâu.

Vì sao bạn lúc nào cũng đói? - ảnh 1

Ăn thực phẩm nhiều carbs dễ gây ra các cơn đói sau đó – Ảnh: Shutterstock

 

Ăn quá nhiều carbs đơn giản và đường

Ăn nhiều carbohydrate đơn giản (bánh mì, mì ống, bánh ngọt) và đường khiến cho cơ thể nhanh đói. Lý do, khi ăn thực phẩm này vào, đầu tiên glucose sẽ tăng lên nhanh chóng, tạo ra cảm giác năng lượng đang được đẩy lên, nhưng sau đó không lâu, nó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và thúc đẩy cảm giác thèm ăn, và bạn không bao giờ cảm thấy hài lòng dù có ăn bao nhiêu chăng nữa.

Mất nước và cảm giác đói

Đói và khát là tín hiệu đến từ cùng một khu vực của bộ não, vùng dưới đồi. Để tránh tình trạng này, luôn giữ một chai nước bên cạnh để đảm bảo cơ thể được cung cấp nước đầy đủ mọi múc mọi nơi.

Stress

Theo ĐH Harvard (Mỹ), nhiều nghiên cứu đã tìm thấy căng thẳng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn đồ ngọt và béo. Những loại thực phẩm này thực sự có thể xoa dịu hoặc ức chế phần não tạo cảm xúc căng thẳng. Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng tạm thời, bởi sau khi ăn quá nhiều đồ ngọt và chất béo sẽ càng làm tăng cảm giác thèm ăn.

Thiếu ngủ

Ngủ được liên kết chặt chẽ với hai hormone: leptin và ghrelin. Leptin làm giảm sự thèm ăn, và ghrelin kích thích sự thèm ăn. Khi mất ngủ, nồng độ leptin giảm xuống, trong khi đó nồng độ ghrelin tăng vọt lên. Thêm vào đó, khi đang mệt mỏi, cơ thể thường khao khát một nguồn nhiên liệu nhanh chóng, mà cụ thể là glucose. Những thực phẩm chứa glucose sẽ nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng ngay sau đó nó sẽ khiến bạn thèm ăn thật nhiều.