01/11/2024

1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên

Chiều 19-3, hàng ngàn người dân, du khách thưởng ngoạn cuộc trình diễn của văn hoá bản sắc các dân tộc Tây nguyên trong liên hoan văn hoá nghệ thuật dân gian các dân tộc Tây nguyên tại TP Kon Tum.

 

1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên

Chiều 19-3, hàng ngàn người dân, du khách thưởng ngoạn cuộc trình diễn của văn hoá bản sắc các dân tộc Tây nguyên trong liên hoan văn hoá nghệ thuật dân gian các dân tộc Tây nguyên tại TP Kon Tum.

 

1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên
Một nghệ nhân pram dấu nụ cười sau tấm mặt nạ bằng gỗ.

Trên nhiều tuyến phố, tiếng cồng chiêng rộn rã kéo dài qua các tuyến đường, thanh niên trai tráng Bana, Xê Đăng, Ê Đê đóng khổ trong trang phục truyền thống trình diễn các tiết mục đặc trưng của dân tộc mình trong chương trình lễ hội đường phố hưởng ứng liên hoan văn hoá nghệ thuật.

Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum cho biết có gần 1.000 nghệ nhân thuộc các đoàn nghệ thuật từ các buôn làng ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum tham gia trình diễn. Đường phố trong nội thành thành phố Kon Tum rộn ràng trong tiếng cồng chiêng và rực rỡ màu sắc trang phục truyền thống.

Hàng ngàn du khách, ngưười dân trầm trồ chứng kiến các đội nghệ nhân nhí – là học sinh dân tộc các trường trên tỉnh Tây nguyên trong trang phục của người trình diễn pram, mang mặt nạ và hoá trang thành những hình nhân kì dị.

Pram là nghi lễ hoá trang quan trọng trong tín ngưỡng phong tục của người Xê Đăng, Bana. Người đảm nhiệm hoá trang phải đeo mặt nạ, tạo hình tóc bằng rễ cây, mặc những bộ trang phục kết bằng lá, thân cây kì dị.

Pram mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng trong một số nghi lễ, pram mang tính chất hài hước, làm “thằng hề” để đám đông vui cười.

1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên

Đi cà kheo trên phố. – Ảnh: Trần Thảo Nhi.

Bà Phạm Thị Trung – giám đốc Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum cho biết một trong những mục tiêu hướng tới của liên hoan là nhằm quảng bá, lưu giữ những bản sắc văn hoá độc đáo đang tồn tại trong các buôn làng.

Trước nhiều thay đổi của kinh tế, xã hội, hiện nay văn hoá đời sống các dân tộc Tây nguyên đang chịu nhiều sức ép lớn, nhiều lễ nghi phong tục bị mai một. Số nghệ nhân và các đoàn nghệ thuật ở cộng đồng làng đang mất dần người kế tục.

Tại tỉnh Kon Tum, nơi tập trung đa số người dân tộc Bana, Xê Đăng nhiều năm qua cộng đồng các buôn làng đang nỗ lực gìn giữ những bản sắc vốn có.

Kon Tum là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng hiện nay văn hoá ở đây đang mang nhiều nét hoang dã, đặc biệt là nhiều nghệ thuật dân gian đang lưu truyền và gìn giữ trong dân như nghề rèn của người Xê Đăng, dệt thổ cẩm Bana, tạc tượng gỗ…

Ngoài ra Kon Tum cũng là tỉnh hiếm hoi hiện còn giữ lại được số lượng nhà rông nguyên bản, được lợp bằng tranh, kết cấu bằng thân gỗ lớn do chính người dân góp công sức dựng lên. Đây là những “mỏ vàng” nằm ẩn khuất trong các ngôi làng, cần được quảng bá và gìn giữ.

Trong năm ngày diễn ra liên hoan (từ 18 đến 23-3) có nhiều hoạt động đặc sắc khác như triển lãm văn hoá Tây nguyên; liên hoan tạc tượng gỗ dân gian, chế tác nhạc cụ dân tộc; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, hội thảo tổng kết 10 năm chương trình hành động quốc gia bảo vệ không gian văn hoá cồng chiêng Tây nguyên…

1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên
Nghệ nhân Bana ở các ngôi làng của tỉnh Kon Tum biểu diễn điệu xoang Tây nguyên – Ảnh: B.D
1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên
Những tấm mặt nạ kì dị, biểu lộ nhiều cảm xúc khác nhau được các nghệ nhân trình diễn trong lễ hội đường phố – Ảnh: B.D
1.000 nghệ nhân xuống đường trình diễn văn hoá Tây nguyên
“Tấm áo” của một nghệ nhân pram – Ảnh: B.D