28/11/2024

Thiếu hụt nhân lực nông nghiệp công nghệ cao

Dự báo, đến năm 2020, trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.

 

Thiếu hụt nhân lực nông nghiệp công nghệ cao.

Dự báo, đến năm 2020, trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.

 

 

 

Các lao động trẻ tay nghề cao có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ caoẢNH: MINH HIẾU.

Thừa lao động phổ thông, thiếu lành nghề
Theo tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nền nông nghiệp VN lâu nay vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm là chính, nhân lực có chuyên môn, đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế so với những yêu cầu hội nhập và phát triển. “Trình độ thấp của người lao động (LĐ) đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học – công nghệ. Đặc biệt, ở những vùng, miền có nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho hay, hệ thống đào tạo nghề còn lạc hậu, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho sản xuất và đời sống. “Đào tạo nghề vẫn chủ yếu là giảng dạy, hướng dẫn những kiến thức kỹ năng mà các tổ chức dạy nghề có, không thực sự xuất phát từ yêu cầu của người học. Chương trình nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, thiếu nghiêm trọng giáo cụ, ít giảng dạy tại hiện trường, xí nghiệp, cánh đồng, trang trại. Dạy nghề chưa kết hợp với sử dụng tạo việc làm, chưa gắn kết chiến lược đào tạo nghề cho LĐ nông thôn”, ông Tuấn nói.

Thiếu hụt nhân lực nông nghiệp công nghệ cao - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Thiếu nhân lực, nhiều công ty Nhật Bản mua robot

Các công ty cỡ vừa ở Nhật Bản đang lên kế hoạch tậu thêm robot và các thiết bị khác để tự động hóa nhiều hoạt động từng do con người thực hiện, trong đó có sản xuất và dịch vụ tận phòng khách sạn.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Học viện Nông nghiệp VN, cũng cho rằng VN đang rất thiếu LĐ lành nghề, có trình độ chuyên môn cao trong khi lại dư thừa LĐ phổ thông. “Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt LĐ có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0. Số lượng sinh viên ra trường rất đông, tuy nhiên trình độ và kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính sáng tạo; tư duy logic và giải quyết vấn đề của sinh viên còn yếu, tính thực tiễn không cao”, bà Lan nói.
Cũng theo bà Lan, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay và với 70% người dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn là một yêu cầu cần thiết.
 
 
6 năm giảm gần 10% lao động nông nghiệp
Theo Văn phòng Tổ chức LĐ quốc tế tại VN, tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng đang gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tại VN, LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp đã liên tục giảm trong những năm qua, từ mức gần 50% trong tổng số LĐ năm 2010 đã giảm xuống còn xấp xỉ 40% năm 2016. Trong tương lai, LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đối mặt với những thay đổi lớn. Tỷ lệ LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp của VN có nguy cơ bị thay thế bởi tự động hoá là rất cao. Tỷ lệ LĐ kỹ năng thấp, nghề nghiệp cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 74%.

 

Ưu tiên đào tạo nhân lực trình độ cao

Theo quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010, lên khoảng 50% vào năm 2020. Dự báo, đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu LĐ qua đào tạo.
Để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực, bà Trần Thị Hồng Lan, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ), đề nghị cần sớm quan tâm tới vấn đề đào tạo. “Trước hết là đổi mới chương trình đào tạo từ bậc ĐH, phổ thông, thậm chí, đổi mới ngay từ cấp tiểu học. Đồng thời, phải lấy khoa học – công nghệ làm nền tảng, trụ cột trong chương trình đào tạo, tập trung truyền đạt tri thức, khuyến khích tính sáng tạo, phát triển trí tuệ, trang bị kiến thức và các kỹ năng khoa học”, bà Lan nói.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn (Ban Kinh tế T.Ư), đề nghị: “Cần bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp, trong đó tập trung cho đào tạo dài hạn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao ở các lĩnh vực then chốt như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý… Nhà nước cũng nên khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở dạy nghề, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan đề xuất: “Các trường trong khối nông – lâm – nghiệp, cần nghiên cứu thử nghiệm và triển khai mô hình học ĐH thông qua những dự án thí điểm về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0 theo cơ chế đặt hàng. Mỗi trường sẽ có một ban chuyên đào tạo nguồn nhân lực riêng cho nông nghiệp thông minh, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nông nghiệp chính xác, có khả năng tạo ra sản phẩm nông nghiệp cụ thể…”.

 

Thu Hằng