28/11/2024

Kinh doanh trên mạng trên 1 triệu đồng/giao dịch sẽ phải nộp thuế

Bộ Tài chính mới công bố dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng luật Quản lý thuế sửa đổi, trong đó có nhiều sửa đổi đáng kể, đặc biệt về hoạt động internet giao dịch xuyên biên giới và kinh doanh trực tuyến.

 

Kinh doanh trên mạng trên 1 triệu đồng/giao dịch sẽ phải nộp thuế.

 

Bộ Tài chính mới công bố dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng luật Quản lý thuế sửa đổi, trong đó có nhiều sửa đổi đáng kể, đặc biệt về hoạt động internet giao dịch xuyên biên giới và kinh doanh trực tuyến.

 

 

 

 

 

 

Bộ Tài chính muốn quản lý chặt thuế trên Facebook, GoogleẢNH A.V.

 

 

Đối với các cá nhân bán hàng qua mạng, trong dự thảo, Bộ Tài chính cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định pháp luật liên quan về chính sách thu thuế đối với hàng hoá giữa các cá nhân này. Cụ thể, cơ quan chức năng đề xuất, một sản phẩm hàng h có giá trị từ 1 triệu đồng/lần trở lên sẽ thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm và không thu thuế đối với một sản phẩm hàng h có giá trị dưới 1 triệu đồng/lần.

Về hoạt động của mạng internet là giao dịch xuyên biên giới, theo Bộ Tài chính, các công ty vận hành mạng nước ngoài hầu hết không đăng ký kinh doanh và không có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam.

“Hiện Google và Facebook cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho thị trường Việt Nam thông qua hai phương thức: một là qua các đại lý tại Việt Nam, với trường hợp này, các doanh nghiệp trên sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế khi phát sinh doanh thu.

Phương thức hai là mua bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ tài khoản tín dụng hoặc ví điện tử. Trường hợp trên, theo đại diện Bộ Tài chính, chưa được quy định rõ, nên có thể bên mua dịch vụ sẽ tự hợp thức hoá bằng cách mua hoá đơn của một dịch vụ khác. Như vậy, khi thanh kiểm tra thuế, cơ quan chức năng cũng sẽ khó biết hết được giá trị thực của chi phí trả cho dịch vụ qua mạng”, Bộ Tài chính khẳng định.

Siết thuế Facebook, Google

Mặt khác, với việc thanh toán dựa vào số lần nhấn (click) chuột trả tiền, thì việc xác định doanh thu quảng cáo của nhà mạng nước ngoài không dễ dàng vì phải đối chiếu thông tin giữa 2 ngân hàng (của người mua/người bán) trong khi ngân hàng của công ty mạng ở nước ngoài.

Theo Bộ Tài chính, để quản lý thu thuế đối với loại hình kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đạt được hiệu quả, cơ quan chức năng cần sửa đổi luật Quản lý thuế để các bộ, ngành cùng vào cuộc.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu yêu cầu các dịch vụ xuyên biên giới khi thanh toán phải thanh toán qua cổng thanh toán nội địa (thông qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia – Trung tâm Napas của Ngân hàng Nhà nước). Từ đó, cơ quan thuế mới kiểm soát được doanh thu của các dịch vụ này để có cơ sở đề nghị tổ chức nước ngoài khấu trừ nộp thuế.

Đối với loại hình này, lãnh đạo ngành tài chính cho rằng, các nước châu Âu và Ấn Độ, Hàn Quốc đã thực hiện giải pháp thanh toán trên. Bộ Tài chính cũng đề nghị các công ty vận hành mạng nước ngoài tại Việt Nam thiết lập đầu mối như: mở văn phòng đại diện chính thức để phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam.

“Đề nghị Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính đề nghị nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook, Apple,… khai báo, nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức nước ngoài có cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam”, dự thảo của Bộ Tài chính nêu.

Dự thảo vừa được công bố cũng đề nghị cơ quan quản lý phối hợp và trao đổi cung cấp thông tin với cơ quan thuế các nước, với các công ty cung cấp dịch vụ Internet (VDC, FPT, Mobifone, Vinaphone, Viettel,…) để nắm bắt được về số lượng và giá trị giao dịch thương mại điện tử, về việc thanh toán qua ngân hàng trong các giao dịch.

Nguyên nhân của sự siết chặt quản lý thuế lần này, theo Bộ Tài chính, là do ở Việt Nam, mô hình kinh doanh này theo đánh giá đang ngày một phát triển với việc mua bán hàng h, cung ứng dịch vụ, quảng cáo… thông qua các phương tiện trong đó có các mạng xã hội của nước ngoài. Song, cách quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp hiện nay, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý một cách đầy đủ và chính xác đối với loại hình kinh doanh này.

Theo Bộ Tài chính, giao dịch thương mại điện tử có đặc điểm ảo, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên tạo khó khăn trong việc nắm bắt các giao dịch. Từ đó, việc quản lý thuế hiện nay đối với loại hình kinh doanh qua mạng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý như: khó xác định chính xác được người nộp thuế, doanh thu phát sinh, nắm bắt quy mô hoạt động kinh doanh, nắm bắt toàn bộ quá trình giao dịch…

Trước đó, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng Ban Cải cách và hiện đại h, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cho biết cơ quan này không “bó tay” với quản lý thuế Gooogle, Facebook. Hiện các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tìm từ kh, các tích hợp của nhà cung cấp Google tại Việt Nam sau thanh tra đã chấp nhận nộp bổ sung hơn 5 tỉ đồng tiền thuế nhà thầu thay cho Google.

Theo ông Tiến, đã có những doanh nghiệp rất tự giác kê khai nộp thuế nhà thầu cho việc kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Google, Facebook tại Việt Nam và đó là một bước khởi sắc trong việc quản lý lĩnh vực này.

 

Anh Vũ