25/12/2024

Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS

Hai nội dung tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS đều không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

 

Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS

Hai nội dung tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS đều không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.



 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình của Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục /// Ảnh: Quang Khánh

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình của Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục  ẢNH: QUANG KHÁNH

 
Hai nội dung được đặc biệt quan tâm trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục là miễn học phí tới cấp THCS ở trường công lập và tăng lương nhà giáo đều không còn được đề cập trong dự thảo luật cũng như trong tờ trình mà Bộ GD-ĐT thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12.3.
 
Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục của Bộ GD-ĐT cho biết, đến nay Bộ GD-ĐT đã nhận được ý kiến của 22 bộ, ngành. Trong đó có 7/22 cơ quan đồng ý với dự thảo luật; có 15/22 đơn vị có ý kiến góp ý. Đáng chú ý, với 2 nội dungtăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS đều không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp tới vấn đề này là Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
 
Đề nghị không đưa vào luật về lương nhà giáo
Xung quanh đề xuất “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”, văn bản góp ý của Bộ Nội vụ viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cho rằng: “Trong thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề”.
 
Bộ Nội vụ nêu quan điểm: “Hiện nay, Ban Chỉ đạo T.Ư về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị T.Ư 7 khoá 12. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại khoản 23 điều 1 dự án luật. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu, xây dựng ban hành đồng bộ khi cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm tương quan chung, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước”.
 
 
 
Bỏ quy định miễn học phí với sinh viên sư phạm
So với dự thảo được Bộ GD-ĐT công bố để xin ý kiến góp ý của xã hội vào tháng 11.2017, dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về học phí của HS, sinh viên (SV) sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như SV các ngành khác.
Dự thảo không quy định miễn học phí đối với HS, SV sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm. Theo đó, HS, SV sư phạm sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm và giao Chính phủ quy định cụ thể về chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với HS, SV khối ngành này.

 

Bộ Tài chính góp ý: “Ngày 4.11.2013, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa 11 đã thông qua Nghị quyết số 29 -NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có nội dung lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy vậy, hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá hệ thống thang bảng lương, phụ cấp đối với từng ngành, lĩnh vực, khu vực. Vì vậy, đề nghị Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, trình Quốc hội phương án tổng thể về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo để đảm bảo sự tương quan, thống nhất về tiền lương, phụ cấp với các ngành, nghề khác trong giai đoạn tới”.

Miễn học phí THCS không khả thi
Xung quanh đề xuất “miễn học phí tới cấp THCS ở trường công lập”, văn bản góp ý của Bộ Tài chính cho rằng, Nghị quyết số 29-NQ/TƯ đã nêu: “Đối với giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”. Vì vậy, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, việc cân đối kinh phí để thực hiện chính sách này là không khả thi. Đề nghị Bộ GD-ĐT không đưa nội dung này vào dự thảo luật, đồng thời chỉ xem xét quy định học sinh (HS) THCS không phải đóng học phí từ sau năm 2020 khi bắt đầu triển khai giáo dục bắt buộc theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
 
Bộ Nội vụ cũng cho rằng, đề xuất miễn học phí THCS chưa phù hợp với quy định tại các nghị quyết của Đảng và làm tăng chi ngân sách nhà nước trong khi ngân sách nhà nước khó khăn. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án về việc miễn học phí đối với cấp THCS cho phù hợp với quy định nêu trên của Đảng và Nghị quyết số 19-NQ/TƯ ngày 25.10.2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành T.Ư khoá 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
 
Ý kiến
 
Miễn học phí, tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội
Khoản 2 điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: “từng bước phổ cập giáo dục trung học”; Nghị quyết số 29-NQ/TƯ quy định: “Đối với giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”. Đồng thời, chế độ thu học phí hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế, như: luật Giáo dục hiện hành quy định: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo dục tiểu học và giáo dục THCS. Tuy nhiên, đến nay nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và giáo dục THCS vẫn chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, phần lớn HS mầm non, THCS, THPT sống ở vùng nông thôn, miền núi, thu nhập gia đình tương đối thấp, vì vậy mặc dù mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là một gánh nặng đối với gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo… Đối với giáo dục THCS cần có chính sách miễn giảm học phí cho đối tượng này, đảm bảo giáo dục cơ bản cho toàn bộ HS có hoàn cảnh khác nhau trong cả nước được tiếp cận với giáo dục phổ thông. Đồng thời, tạo nguồn tuyển sinh và tăng tỷ lệ HS qua đào tạo nghề nghiệp. Miễn học phí đối với HS THCS sẽ huy động được HS THCS đến trường, định hình việc phân luồng HS THCS và định hướng nghề nghiệp cho HS THPT rõ ràng hơn, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. “Miễn học phí đối với HS THCS sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội”, giải trình của Bộ GD-ĐT khẳng định.
 
Giải thích của Bộ GD-ĐT
Cần sửa đổi quy định về lương nhà giáo
Cần phải xem xét sửa đổi quy định về tiền lương của nhà giáo để thể chế hóa Nghị quyết 29 của Đảng. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành T.Ư đã xác định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp chứ không phải là xếp trong nhóm cao nhất. Do đó, tôi cho rằng cần phải xem xét sửa đổi điều 81 của luật Giáo dục quy định về tiền lương nhà giáo để khẳng định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp.
 
Ông Hà Ngọc Chiến
(Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội)