Chia sẻ cùng người trẻ
Phóng viên Thanh Niên dám đi, dám đến, dám đối mặt với thử thách, cùng chia sẻ và tiếp thêm sức mạnh để những người trẻ không ngừng sáng tạo, vươn lên trong cuộc sống…
Chia sẻ cùng người trẻ
Phóng viên Thanh Niên dám đi, dám đến, dám đối mặt với thử thách, cùng chia sẻ và tiếp thêm sức mạnh để những người trẻ không ngừng sáng tạo, vươn lên trong cuộc sống…
TIN LIÊN QUAN
Hải trình tháng 3: Đào tạo những mầm non trên đảo Hòn Chuối
Những nhân vật trong loạt bài Đứng dậy từ vùng biển chết chưa thể phản ánh đầy đủ về những nỗ lực của người trẻ nói chung ở dọc bờ biển của các tỉnh gặp sự cố về môi trường. Nhưng thật tự hào khi biết rằng, ở những vùng biển đó, còn rất nhiều bạn trẻ đang từng ngày từng giờ nỗ lực để dựng xây quê hương đẹp giàu, trả lại sự yên bình vốn có của biển.
Ở đó, những gia đình thanh niên như ở làng lập nghiệp Thuỵ Hùng, góp từng đoạn ống nước, kề vai chung sức đi tìm, dẫn nguồn nước suối chảy về tận các thôn, đến từng gia đình để làm hồi sinh mảnh đất hẻo lánh thiếu nước thành những bản làng tươi xanh.
TIN LIÊN QUAN
Hải trình tháng 3: Sức sống Cồn Cỏ
Nghị lực, niềm tin và tình yêu
Qua nhiều câu chuyện, nhiều nhân vật, tôi cảm nhận rằng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào nhưng nếu có nghị lực, có niềm tin và tình yêu thì mọi chuyện sẽ vượt qua.
Tôi đã từng tiếp xúc với những giám đốc tuổi 30 năng động, thành công trên nhiều lĩnh vực. Ở TP.Hội An – di sản văn hóa thế giới, những bạn trẻ ở đây tự tin khởi nghiệp qua hàng loạt mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị gắn phát triển kinh tế với du lịch, dịch vụ bền vững mà không phá vỡ môi trường sinh thái, hỗ trợ cộng đồng, cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương…
TIN LIÊN QUAN
Từ thần tượng trở thành người lính đảo
Những thanh niên đi xây dựng và bảo vệ đảo tiền tiêu nay đã ngày một yên tâm bởi cuộc sống trên đảo đã dần bắt kịp với đất liền. Ôn lại chuyện cũ, chị Cảnh nói: “Em thấy đấy, có mấy năm thôi đảo Trần bây giờ đã thành làng đảo rồi. Gia đình chị đã không còn cô đơn. Sức trẻ của các lực lượng thanh niên, các đơn vị quân đội đã khắc phục sự khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên, đầu tư hạ tầng để biến đảo Trần thành làng đảo khang trang, ấm áp”.
Các em được những thầy giáo áo xanh không chỉ dạy chữ mà còn dạy về giới tính. Và tôi cũng thể hiện trong bài viết của mình về lớp học và nuôi cá bớp lồng cải thiện đời sống của người dân để thấy được sự đổi thay của hòn đảo trên vùng biển Tây Nam này.
Tôi cảm nhận có những điểm tương đồng ở họ đó là niềm tin, tình yêu, hoài bão và lòng quyết tâm bảo vệ, xây dựng đảo. Tôi đã gặp những câu chuyện tình thật đẹp, đầy hạnh phúc giữa một cô giáo tình nguyện đến từ Hà Nội với một chàng trai của đảo và cũng là cán bộ Đoàn của xã Thổ Châu và một anh bộ đội quê miền Trung với cô giáo trẻ vừa tốt nghiệp cao đẳng ở Kiên Giang, hay mối duyên sau hơn 1.000 lá thư giữa một chiến sĩ quê Phú Quốc với một cô gái Trà Vinh… Tình yêu cứ thế đâm chồi nảy lộc, và cuộc sống ở Thổ Chu mỗi ngày lại thêm tươi đẹp hơn.
Tổng hành dinh của làng thanh niên lập nghiệp là những mô hình thoát nghèo cho dân bản với những cây xoài ghép xanh mướt và những vườn dưa, những sườn đồi chanh leo trĩu quả. Người dân bản, vốn chỉ quen sống dựa vào rừng, đã bắt đầu chuyển sang trồng chanh leo, cây nghệ, chè tuyết san, những loại cây vốn rất xa lạ với họ, trên những quả đồi hoang do anh em làng hướng dẫn và bảo lãnh đầu ra cho sản phẩm. Giúp dân bản thoát nghèo là mục tiêu của làng và tôi tin, những con người trẻ ở đây sớm làm được điều đó.
TIN LIÊN QUAN
Hải trình tháng 3: Người trẻ bám trụ đảo
Để đến nay sau 14 năm, hơn 200 cặp vợ chồng trẻ đã có thu nhập ổn định từ việc thu hoạch chè búp, nhiều hộ đã xây dựng trang trại heo cho thu nhập tiền tỉ mỗi năm, những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi thay thế chòi lá, lều tạm bợ ngày trước… 3 năm nay, nhờ tổng đội xây dựng được nhà máy chế biến chè nên chè búp tươi của các hộ đội viên được bao tiêu toàn bộ. Và, tôi tự hứa với mình, sẽ sớm trở lại…
Những chàng trai, cô gái người ở vùng biển, người miền núi xa xôi cùng tụ về đây biến đất khó thành miền đất hứa để hiểu rằng ở đâu có sức trẻ ở đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Họ – những người trẻ tuổi đang biến những đồi hoang thành miền quê mới, trù phú và bình an ở miền tây Thanh Hoá.
Người trẻ nghĩ gì về báo chí
Mặc dù những năm gần đây nhiều kênh thông tin không chính thống trên các trang mạng xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận thông tin của công chúng, nhưng tôi thấy rất rõ được chức năng của những tờ báo chính thống. Tôi rất thích đọc sách báo, đặc biệt là báo giấy. Mỗi sáng nhìn những bác hưu trí cầm tờ báo đọc, hay vô tình bắt gặp một bạn trẻ vừa ngồi uống cà phê vừa đọc tờ báo, mình thấy họ rất trí thức và có cái gì đó rất ấn tượng.
Lê Thị Kiều Nhi, (Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Giới trẻ nhờ đọc báo có thể tiếp cận được những thông tin hay, bổ ích. Từ đó, quyết tâm học tập, phấn đấu và rèn luyện để trở thành người có ích. Bản thân mình, mỗi khi đọc được những tấm gương vượt khó học giỏi, thành đạt trong cuộc sống mình cũng lấy làm xấu hổ và tự hứa với bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Phan Thị Thu (Sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM)
Tôi cũng là một độc giả trung thành của báo in vì độ tin cậy, bài viết được thẩm định, kiểm tra qua nhiều nguồn. Với sự phát triển mạnh mẽ của các báo mạng, đòi hỏi các tờ báo in cũng dần phải thay đổi chính mình. Giới trẻ đang mong chờ những bài viết, góc nhìn sâu sắc đối với các vấn đề xã hội; những bài phân tích, bình luận từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, các học giả đầu ngành trong lĩnh vực chuyên môn, học thuật…
Vũ Nguyễn Minh Trí (Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn)
Báo chí mang đến cho người trẻ rất nhiều điều tích cực như cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, từ đó những người trẻ như tôi lại nung nấu ước muốn khởi nghiệp và học được nhiều kinh nghiệm qua những chia sẻ mà các nhân vật trong bài viết
đề cập.
Nguyễn Chí Minh (Bí thư Đoàn P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM)
Nữ Vương – Lê Thanh (ghi)
|