29/11/2024

Ông Trump và cuộc chiến pháp lý mới

Thẩm phán toà án liên bang ở Hawaii ngày 15-3 quyết định chặn sắc lệnh hạn chế nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ vài giờ trước khi sắc lệnh này chính thức có hiệu lực, khơi mào một cuộc chiến pháp lý mới với ông Trump.

 

Ông Trump và cuộc chiến pháp lý mới

Thẩm phán toà án liên bang ở Hawaii ngày 15-3 quyết định chặn sắc lệnh hạn chế nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ vài giờ trước khi sắc lệnh này chính thức có hiệu lực, khơi mào một cuộc chiến pháp lý mới với ông Trump.

 

 

 

Ông Trump và cuộc chiến pháp lý mới
Ông Doug Chin, tổng công tố Hawaii trả lời báo chí trước toà án ở Honolulu ngày 15-3 – Ảnh: Reuters

Trong phán quyết dài 43 trang, thẩm phán Derrick Watson ở Hawaii quyết định ngăn chặn việc thực hiện sắc lệnh nhập cư mới của ông Trump trên toàn quốc, vì sắc lệnh này vi phạm điều khoản thiết lập hiến pháp khi kỳ thị một tôn giáo nhất định, dẫn chứng là những phát ngôn liên tục đòi “cấm cửa” người Hồi giáo của tổng thống.

Theo ông Watson, bang Hawaii và nguyên đơn Ismail Elshikh, lãnh đạo Hiệp hội Hồi giáo Hawaii, trong đơn kiện sắc lệnh mới đã đưa ra những lập luận rất vững chắc để chứng minh sự kỳ thị của sắc lệnh và rằng lệnh cấm có thể gây ra những thiệt hại như về du lịch và ảnh hưởng đến các du học sinh, lao động nước ngoài.

Kỳ thị đạo Hồi

Tòa án Hawaii không phải là toà án duy nhất tìm cách ngăn cản, nhưng là toà án đầu tiên ra phán quyết chống lại sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mới mà ông Trump khẳng định là cần thiết để ngăn chặn khủng bố du nhập vào Mỹ.

Ngay sau đó, thẩm phán Theodore Chuang của T án Maryland ngày 15-3 cũng ra phán quyết sơ bộ ngăn cản lệnh cấm tạm thời các công dân từ sáu nước, dự kiến có hiệu lực sau 0h ngày 16-3, giờ địa phương.

Thẩm phán Watson phản bác bằng chính các phát ngôn của ông Trump, trong đó có trả lời phỏng vấn CNN năm ngoái khi ông nói rằng “người Hồi giáo ghét Mỹ. Chúng ta không thể cho những người ghét Mỹ vào đất nước này”. Khi phóng viên hỏi ông nói chung người Hồi giáo hay chỉ Hồi giáo cực đoan, ông Trump đáp “rất khó phân biệt vì chẳng biết ai là ai”.

Một tài liệu tranh cử của ông Trump thậm chí tuyên bố kêu gọi “cấm cửa toàn bộ người Hồi giáo vào Mỹ”. Theo thẩm phán Watson, sáu nước được liệt kê trong danh sách cấm có 90-99,8% dân số theo đạo Hồi, vì vậy “việc nhắm vào những nước này cũng giống như nhắm vào Hồi giáo”.

Như vậy, phán quyết của Tòa án Hawaii cho phép tất cả các bang tại Mỹ không cần thực thi điều khoản thứ 2 trong sắc lệnh liên quan đến việc cấm công dân sáu nước có người Hồi giáo chiếm đa số gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen trong 90 ngày.

Điều khoản thứ 6 của sắc lệnh về việc đình chỉ chương trình nhập cư cho người tị nạn trong 120 ngày cũng bị đình chỉ theo phán quyết của t. T án cũng tuyên bố phán quyết này sẽ không thể đình chỉ trừ trường hợp bị kháng cáo.

Tháng trước, T án liên bang ở Seattle cũng đã quyết định tạm dừng thực thi sắc lệnh nhập cảnh đầu tiên do ông Trump ký ban hành sau khi chính thức nắm quyền.

Sau thất bại đầu tiên, Nhà Trắng đã dành nhiều tuần soạn thảo lại, cẩn trọng đưa ra sắc lệnh nhập cư chỉnh sửa ngày 6-3 và tự tin rằng nội dung sắc lệnh sửa đổi sẽ vượt qua mọi thách thức pháp lý.

Sắc lệnh mới bỏ Iraq khỏi danh sách sau khi nước này tăng cường kiểm soát thị thực, hủy việc cấm cửa vô thời hạn toàn bộ người tị nạn Syria và những người mang thẻ xanh từ các nước trên.

Tuy nhiên, giới chức tư pháp các bang của Mỹ cho rằng dù phạm vi điều chỉnh của sắc lệnh mới đã thu hẹp, nhưng văn kiện này vẫn là một thách thức đối với nền tảng hiến pháp.

Không chỉ Hawaii

Ngoài Hawaii, các tổng công tố của phe Dân chủ và các nhóm phi lợi nhuận đã nộp đơn kiện lên nhiều toà án ở Washington, Maryland. Sau phán quyết hôm 15-3 của Hawaii, tổng công tố bang Washington Bob Ferguson, người đã góp phần ngăn cản sắc lệnh đầu tiên ở Seattle, gọi đây là “tin tức tuyệt vời”.

“Thật tuyệt diệu. Ở thời điểm này, đây là một nỗ lực chung của nhóm với nhiều đơn kiện và nhiều bang” – ông Ferguson nói.

Trong khi đó, công tố Liên đoàn Tự do công dân Mỹ Omar Jadwat, người tham gia vụ kiện ở Maryland, cho biết “rất hài lòng nhưng không ngạc nhiên về diễn tiến mới nhất này và sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo lệnh cấm Hồi giáo không bao giờ có hiệu lực”.

Sau phán quyết của Hawaii, các sân bay, cảng của Mỹ không có gì thay đổi trong ngày 16-3, nhưng giới phân tích dự đoán một cuộc chiến pháp lý mới sẽ bùng nổ. Tổng thống Donald Trump dọa sẽ chống lại phán quyết trên bằng mọi cách, bao gồm cả việc đưa vụ kiện lên Tòa án tối cao.

Trước đám đông ủng hộ ở Nashville tối 15-3, tổng thống Mỹ chỉ trích hành động mang động cơ chính trị của T án Hawaii đã vượt quá thẩm quyền và khiến nước Mỹ “trông yếu đuối”.

“Hiến pháp Mỹ trao quyền cho tổng thống ngăn chặn hoạt động nhập cư khi xét thấy điều này phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ” – ông Trump nói.

Ông cũng đồng thời để ngỏ khả năng sẽ khôi phục sắc lệnh hành pháp cũ về vấn đề nhập cư và tuyên bố “đi đến cùng” với văn kiện này tại t, theo New York Times.

Bất đồng mạnh mẽ

Bộ Tư pháp Mỹ cũng tuyên bố sẽ bảo vệ sắc lệnh của ông Trump.

“Bộ Tư pháp bất đồng mạnh mẽ với phán quyết của Toà án liên bang (Hawaii) vốn thiếu sót cả về lý lẽ lẫn thẩm quyền.

Sắc lệnh của tổng thống nằm trong quyền hạn hợp pháp của ông ấy, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta và bộ sẽ tiếp tục bảo vệ sắc lệnh này tại các toà án” – CNN dẫn tuyên bố của bộ này tối 15-3.

Những người phản đối sắc lệnh cũng đã sẵn sàng cho cuộc chiến với Tổng thống Donald Trump. Doug Chin, tổng công tố Hawaii, khẳng định sự đối đầu giữa toà án Mỹ và ông Trump cho thấy “sức mạnh của hệ thống kiểm tra và cân bằng của nước Mỹ”.

Còn Naureen Shah, giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế tại Mỹ, khẳng định: “Người dân đã không bị lừa bởi sắc lệnh cũng như toà án. Không thể vẽ nên một niềm tin mù quáng và hi vọng mọi người tin rằng ông ta (Trump) không kỳ thị ai, trong khi điều đó lại được thể hiện rành rành suốt thời gian qua”.

TRẦN PHƯƠNG