Một nhóm sinh viên đã lập nên nhóm 500+ để giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Chuyện thú vị về nhóm ‘500+’ ở Cần Thơ
Một nhóm sinh viên đã lập nên nhóm 500+ để giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Nhóm 500+ bắt nguồn từ một câu lạc bộ nói tiếng Anh gồm các sinh viên đam mê hoạt động xã hội. Hiện nhóm có 5 thành viên chủ chốt, là sinh viên Trường ĐH Cần Thơ và hơn 150 tình nguyện viên, bao gồm giảng viên, sinh viên, học sinh… thuộc nhiều trường trong TP.Cần Thơ.
Chỉ một thiết bị nhỏ gắn lên người cùng bộ quản lý từ xa, Mã Minh Khoa và Nguyễn Ngọc Tài, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, đã tạo ra bộ thiết bị giúp phòng chống đuối nước trẻ em.
Từ khi tham gia hoạt động thiện nguyện cùng 500+, mình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và có thêm bạn bè, từ đó cuộc sống có ý nghĩa hơn. Không chỉ giúp đỡ được nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mình còn tự rèn luyện bản thân để lớn lên từng ngày
TRẦN THỊ CHÚC XUÂN
Nguyễn Ngọc Phương Vy (21 tuổi), thành viên của nhóm, cho biết tên gọi 500+ xuất phát từ hoạt động thiện nguyện đầu tiên của nhóm. Các thành viên đề ra mục tiêu tổ chức đêm nhạc, bán sản phẩm handmade (làm bằng tay) để quyên góp 500 quyển tập tặng học sinh Trường tiểu học Hưng Phú 1 ở khu vực phà Xóm Chài (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ).
Không ngờ số tập quyên góp được lên đến gần 800 quyển, từ đó tên gọi 500+ ra đời. “500+ nghĩa là thêm một chút sẻ chia, một chút tình thương… để làm được nhiều việc ý nghĩa hơn”, Phương Vy chia sẻ.
Tiếp nối thành công đầu tiên, các thành viên của 500+ bắt tay vận động bạn bè quyên góp quần áo đã qua sử dụng; sau đó phối lại với nhau, chụp ảnh và bán qua Facebook.
Từ những bộ quần áo đó, 500+ đã gom được một số quỹ nho nhỏ để mua đồ thể thao và giày đá cầu cho gần 20 học sinh tiểu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, nhóm còn hỗ trợ một phần tiền học phí và tập vở, đồ dùng học tập cho Trương Nhật Quang (14 tuổi), một học sinh bị bệnh lao màng não, đang sống với ông ngoại và dì.
Mới đây, tại lễ hội giao lưu văn hoá và thương mại VN – Nhật Bản, khách tham quan, đặc biệt là các em thiếu nhi, rất thích thú với gian hàng trưng bày sản phẩm xếp giấy nghệ thuật origami của nhóm 500+. Những bình hoa, con rồng, con ếch, cối xay gió… được làm tỉ mỉ, công phu bằng giấy khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên. Mọi người đến với gian hàng được hướng dẫn xếp giấy nghệ thuật, tìm hiểu về nghệ thuật cosplay (hoá thân thành các nhân vật hoạt hình của Nhật Bản) và tham gia bán đấu giá một số mặt hàng để gây quỹ giúp đỡ trẻ em.
“Mục đích ban đầu của nhóm chỉ là quảng bá để mọi người biết đến 500+ và bán một số sản phẩm do các thành viên tự làm, nhưng không ngờ thành công vượt ngoài mong đợi”, Lâm Bảo Nhi (19 tuổi), một thành viên của nhóm, cho biết.
Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Huỳnh Ngọc Trinh (36 tuổi), giảng viên bộ môn Dược lý, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM, đã mở ra cánh cửa hy vọng cho những bệnh nhân ung thư não.
Số lượng hạc giấy mà nhóm hướng dẫn khách tham quan xếp lên đến 17.000 con, gấp 6 lần số hạc ban đầu nhóm dự định; đồng thời các sản phẩm origami trưng bày đều được bán hết. Số tiền thu được từ lễ hội nhóm dự kiến sẽ dành để mua quà cho các học sinh dịp xuân này.
Để thực hiện thành công gian hàng, theo Bảo Nhi, các thành viên của 500+ phải chuẩn bị ròng rã suốt 2 tháng trời. Họ tự lên ý tưởng, viết kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, báo cáo tiến độ thực hiện. Đang là sinh viên, lại đến từ nhiều trường khác nhau nên họ phải tranh thủ từng tiết học trống để chuẩn bị.
“Làm ban ngày chưa xong, tụi mình phải thức đêm mới hoàn thành những sản phẩm origami. Nghĩ tới số tiền vận động sẽ giúp được nhiều trẻ em hơn nên tụi mình động viên nhau cố gắng”, Trần Thị Chúc Xuân (23 tuổi), tình nguyện viên của 500+, chia sẻ.
Trước khi trở thành công dân toàn cầu thì mỗi bạn trẻ cần rèn luyện để trở thành công dân Việt Nam tử tế.
Điểm đặc biệt ở 500+ là các thành viên hoạt động trên tinh thần tự giác và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi thành viên chủ chốt chịu trách nhiệm một khâu và các tình nguyện viên được chia thành nhiều nhóm, có nhóm trưởng và nhóm phó quản lý chung. Ở 500+ không có sự hơn thua, mà chỉ có sự học hỏi, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ chung và thực hiện đúng tôn chỉ thiện nguyện.
“Từ khi tham gia hoạt động thiện nguyện cùng 500+, mình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và có thêm bạn bè, từ đó cuộc sống có ý nghĩa hơn. Không chỉ giúp đỡ được nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mình còn tự rèn luyện bản thân để lớn lên từng ngày”, Chúc Xuân chia sẻ.