ASEAN trước nhiều thách thức
ASEAN trước nhiều thách thức
Năm 2022, ASEAN tiếp tục đối mặt nhiều thách thức bởi các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài.
Về các tác nhân bên trong, định hướng chung ASEAN ngày càng trở nên khó khăn khi các quốc gia thành viên có nhiều khác biệt trong vấn đề nội tại. Điển hình, Myanmar vẫn chìm trong cuộc xung đột nội bộ chưa có lối ra; Campuchia và Lào vẫn phải đang cải cách về quản trị công, phòng chống tham nhũng… Bên cạnh đó, tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp sẽ khiến các nền kinh tế lẫn người dân các nước chưa thể dễ dàng kết nối với nhau.
Về tác nhân bên ngoài thì sự cạnh tranh giữa các cường quốc sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho sự đồng thuận cũng như quyền tự chủ chiến lược của ASEAN. Trong đó, Trung Quốc sẽ cố gắng tận dụng sức mạnh kinh tế để gây ảnh hưởng lên ASEAN. Còn cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ cản trở các thành viên ASEAN ủng hộ những sáng kiến như tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, “bộ tứ an ninh” (gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ) và AUKUS (thỏa thuận 3 bên Mỹ – Anh – Úc). Các sáng kiến này được cho là nhắm vào Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.
Nếu một sự kiện “thiên nga đen” (hiện tượng xảy ra bất ngờ, không thể dự đoán trước, gây hậu quả nặng nề) xảy ra trong khu vực, như thảm họa thiên nhiên hoặc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc thì sự thống nhất, phát triển và ổn định của ASEAN càng gặp nhiều khó khăn.
PGS Stephen Robert Nagy
(Đại học Cơ đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật)
TNO