Đây là những con số thống kê được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại hội thảo trực tuyến chủ đề “Bức tranh
Kinh tế Việt Nam và ĐBSCL, dự báo kinh tế quý 4 và triển vọng năm 2022” trong bối cảnh nhiều tỉnh thành
mở cửa sống chung với dịch Covid-19 từ đầu tháng 10.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan; lãnh đạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL cùng nhiều chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp cùng tham dự.
2,4 triệu người mất việc làm
Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, cho biết đợt dịch
Covid-19 lần thứ 4 đã tàn phá toàn bộ nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 năm 2021 ước tính âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên tăng trưởng bị giảm sâu như vậy kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Trước đó, số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, cho thấy, trong 9 tháng đầu năm cả nước có 85.000 doanh nghiệp được thành lập mới nhưng có đến hơn 90.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Như vậy bình quân một tháng có tới 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, chưa kể đến những doanh nghiệp nhỏ đã rút khỏi thị trường nhưng không làm thủ tục giải thể. Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), với sự thiệt hại nặng nề của các doanh nghiệp, quý 3 năm 2021, 2,4 triệu người lao động đã bị mất việc làm.
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất thiệt hại nặng nề khi các doanh nghiệp sản xuất phải ngừng hoạt động ĐÌNH TUYỂN
|
Riêng khu vực ĐBSCL, đến nay, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp chế biến phải đóng cửa và ngừng hoạt động bởi dịch bệnh. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của vùng tháng 8.2021 chỉ đạt 1,97 tỉ USD, giảm 49,7% so với tháng 7.2021. 2.109 doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh, 4.557 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 58,12%).
Cơ hội vẫn còn phục hồi
“Điều may mắn là 2 tuần qua, dịch bệnh đã dần được kiểm soát bước đầu tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác … Và chúng ta đang đứng trước cơ để có thể nới lỏng dãn cách, mở cửa thị trường, tái khởi động nền kinh tế. 3 tháng tới là thời gian vàng và cũng là thách thức sinh tử với nền kinh tế Việt Nam”, ông Lộc nhận định.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Trường chính sách công và quản lý Fulbright, nhận định, các mô hình “3 tại chỗ”, “4 tại chỗ” chắc chắn không thể giúp doanh nghiệp phục hồi. Doanh nghiệp cần công nhân được tiêm vắc xin. Chỉ cần công nhân được tiêm mũi 1, hoặc nếu chưa tiêm thì yêu cầu xét nghiệm định kỳ. Quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ bố trí hạn chế tiếp xúc trực tiếp, khi có ca nhiễm ở khâu nào thì khoanh vùng khâu đó và kiểm soát. Không thể có 1 – 2 ca dương tính lại buộc cả doanh nghiệp đóng cửa.
Các chuyên gia dự báo, nếu mở cửa và thích ứng an toàn từ đầu tháng 10, tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 của Việt Nam vẫn có thể cán mức 2,1% ĐÌNH TUYỂN
|
Cũng theo ông Thành, thích ứng an toàn có nghĩa là kiểm soát dịch, quản lý rủi ro là yêu cầu các tổ chức, cá nhân tuân thủ, Nhà nước giám sát. Ông cũng dự báo, nếu mở cửa và thích ứng an toàn từ đầu tháng 10, tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 của Việt Nam vẫn có thể cán mức 2,1%. Bởi điều còn kỳ vọng là sức cầu của thị trường với hàng Việt Nam vẫn khá mạnh.
Dẫu vậy, về dài hơi hơn, các chính sách để phục hồi kinh tế trong năm 2022 cần phải mở cửa theo thích ứng an toàn và bình thường mới, thực hiện tiêm đủ vắc xin. Bên cạnh đó các
chính sách kinh tế như tiền tệ cần đảm bảo đủ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; không tăng lãi suất trong điều kiện lạm phát được kiểm soát. Chính sách tài khóa, dự toán ngân sách 2022 với tỷ lệ bội chi cao hơn để thực hiện các gói chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế; tài trợ bằng trái phiếu chính phủ và một chương trình đầu tư công trung hạn (2022-2025)
Thay đổi tư duy để phục hồi bền vững
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Lê Minh Hoan ẢNH:VCCI CẦN THƠ
|
Đại dịch Covid-19 có thể dần khắc phục bằng tiêm phủ vắc xin, phân luồng trong quản lý, sản xuất… Tuy nhiên để phục hồi mang tính bền vững và tạo giá trị cao hơn nữa, phải có cái nhìn xa hơn. Đó là kiến tạo một không gian phát triển kinh tế và thay đổi tư duy sản lượng, đơn giá trị sang mục tiêu đa giá trị. Qiữa nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, người dân, người sản xuất hòa hợp cùng nhau tạo lập không gian phát triển kinh tế cho từng địa phương. Các tỉnh liên kết vùng không phải chỉ là cùng nhau chia miếng bánh lợi ích mà phải tư duy cùng làm cho miếng bánh đó lớn hơn và chia nhau giá trị lớn hơn đó.
Khó khăn do dịch
Covid-19 là khủng khiếp nhưng vẫn có những doanh nghiệp đã hoạch định ra những chiến lược cho năm tới mở rộng chuỗi ngành hàng. Như vậy có thể thấy tiềm năng, dư địa của các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Vấn đề là hành xử của các địa phương làm thế nào để có sự linh hoạt.
Không gian phát triển và tích hợp đa giá trị có thể là cái để chúng ta thay đổi vượt lên trên cái cũ. Nó không phải là bình thường, mà phải nhanh hơn bình thường để vừa phục hồi vừa có mục tiêu phát triển mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn.
5 biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam ẢNH VCCI CẦN THƠ
|
Một là mở cửa thị trường là cỗ máy trợ thở lớn nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế lúc này. Hai là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính. Ba là thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ, an sinh.Bốn là triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Năm là tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho doanh nghiệp.
ĐÌNH TUYỂN
TNO