22/12/2024

Tôi làm… cô giáo mầm non: Khóc với nghề

Tôi làm… cô giáo mầm non: Khóc với nghề

Trẻ nghỉ học, chuyển trường… cô giáo bị trừ lương; trẻ không tăng cân, bị bạn cắn… cô giáo bị phụ huynh trách mắng… Đó chỉ là vài trường hợp khiến cô giáo mầm non phải trào nước mắt.
Với những lớp có trẻ ở độ tuổi còn nhỏ, giáo viên rất vất vả vì trẻ chưa biết nghe lời và tự chủ được trong nhiều sinh hoạt cá nhân /// ẢNH: N.L
Với những lớp có trẻ ở độ tuổi còn nhỏ, giáo viên rất vất vả vì trẻ chưa biết nghe lời và tự chủ được trong nhiều sinh hoạt cá nhân  ẢNH: N.L
Nhận việc làm cô giáo ở Trường mầm non tư thục N.S (Q.12, TP.HCM), dù đã có kinh nghiệm làm việc với trẻ mầm non trước đó, nhưng trước khi vào làm tôi phải mất gần 3 tiếng đồng hồ để theo dõi và học các quy tắc của trường mới với người quản lý:

Quy tắc đầu tiên: phụ huynh luôn luôn đúng

“Quy tắc đầu tiên em phải ghi nhớ là phụ huynh luôn luôn đúng. Khi họ phản ánh hay yêu cầu vấn đề gì thì em phải nhẹ nhàng tiếp nhận, sau đó tìm cách giải quyết, không được phân bua, giải thích hay từ chối”, người quản lý căn dặn.

Xoay xở sống với nghề

Q. tốt nghiệp trung cấp mầm non nên cô cho biết rất khó xin vào được các trường công lập. Đi làm được 3 năm nay, trước đây Q. làm cho một trường tư thục lớn ở Q.10 (TP.HCM), nhưng sau đó vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô mất việc, chi phí ở các quận trung tâm cao nên Q. xin về Q.12.

Q. vào trường này làm được gần một năm nay và cho biết đã nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc với nghề sau 3 năm ra trường. “Nghề gì mà cực và bèo bọt quá. Lỡ học rồi phải theo chứ biết làm gì”, Q. nói.
Cô nhận việc ở đây với mức lương khởi điểm 5 triệu đồng/tháng. Nếu nhận giữ trẻ ngoài giờ mỗi tháng cô sẽ có thêm 300.000 – 500.000 đồng, tùy theo số trẻ đăng ký ở lại ngoài giờ. Khoản tiền lương này chỉ vừa đủ để Q. tự xoay xở, lo cho cuộc sống.
“Mỗi năm, chỉ vào ngày lễ 20.11 bọn em mới được thưởng mỗi người 200.000 đồng. Tết vừa rồi trường cũng than gặp khó khăn vì dịch nên mỗi cô chỉ được nhận một phần quà. Chưa kể, bọn em làm việc gần như không có ngày nghỉ, vì trường khi nào cũng thiếu giáo viên, nhiều khi bệnh vẫn phải ráng đi làm, ráng tươi cười với phụ huynh và trẻ vì không có người làm thay. Mà nghỉ một ngày bị trừ mất một ngày công nên phải ráng”, Q. kể.
Với mức thu nhập khoảng 5,5 triệu đồng/tháng (bao gồm tiền lương, tiền ngoài giờ…), Q. cho biết phải chi tiêu rất dè sẻn mới đủ cho bản thân. Còn việc sau này hỗ trợ gia đình, hay tích cóp là rất khó.
“Đây là mức thu nhập thường ngày, nhưng hơn một năm nay bọn em liên tục phải nghỉ không lương vì dịch, em thì đang đi học nên lại ngửa tay xin tiền cha mẹ. Nhiều khi tủi thân lắm, ra trường 3 năm rồi đã không có tiền báo hiếu lại còn phải xin tiền cha mẹ già”, Q. nói và hy vọng sau này khi hoàn thành chương trình cao đẳng, cô có thể xin được công việc ở môi trường tốt hơn, thu nhập sẽ được cải thiện.

“Quy tắc đầu tiên em phải ghi nhớ là phụ huynh luôn luôn đúng. Khi họ phản ánh hay yêu cầu vấn đề gì thì em phải nhẹ nhàng tiếp nhận, sau đó tìm cách giải quyết, không được phân bua, giải thích hay từ chối”, người quản lý căn dặn.

Sau đó người quản lý nêu một loạt quy tắc: “Mỗi ngày khi đứng đón trẻ, thấy phụ huynh việc đầu tiên là em phải niềm nở cười tươi, hỏi han trẻ hôm đó thế nào và nhớ dặn trẻ chào ba mẹ trước khi dẫn vào lớp. Hiện sĩ số lớp em là 19 trẻ, trước khi vào làm em phải nhớ rõ: nếu có trẻ nào nghỉ học, bị bầm xước do bạn cấu, đánh để phụ huynh phàn nàn thì em và cô Q. sẽ bị trừ trực tiếp vào lương tháng đó, và cuối năm sẽ bị hạ thi đua, xem xét thưởng. Nếu số trẻ nghỉ từ 3 bé/năm trở lên thì chúng tôi sẽ xem xét có ký hợp đồng nữa hay không”.
Sau khi học các quy tắc, tôi được phân về làm việc chung với cô Q. (24 tuổi, quê Kiên Giang) ở lớp Vành khuyên (trẻ 24 – 36 tháng). Câu đầu tiên cô Q. nói khi tôi vào lớp là: “Cố lên chị nhé, đừng bỏ cuộc sớm, một mình em “cân” cả lớp này oải lắm rồi”. Q. cho biết trước khi tôi vào đã có 3 người xin vào làm, nhưng khi được phân về lớp này đều xin nghỉ việc, người làm lâu thì được 1 tháng, còn người nhanh thì chỉ… 2 ngày.

“Bồi thường học phí nếu còn để trẻ rút hồ sơ”

“Làm việc ở trường này vất vả lắm, nhưng bây giờ đang khó khăn, nghỉ việc rồi biết xin ở đâu. Mà giờ làm ở đâu cũng áp lực như nhau chị ạ”, Q. ngậm ngùi nói.
“Giờ hai chị em mình phân ra, một người để mắt trông chừng 3 trẻ này liên tục chứ lỡ có chuyện gì không những bị trừ lương mà còn không biết ăn nói sao với phụ huynh luôn. Mệt lắm”, Q. dặn dò tôi trong ngày đầu tiên nhận lớp.
Đến ngày thứ 2 đi làm, khi thấy tôi đã quen với công việc, Q. phân tôi trông chừng 3 đứa trẻ đặc biệt nhất lớp, và “tai nạn” đã xảy ra.
Trong giờ ăn, khi Q. đang cho mấy bé khác ăn, tôi một tay ôm C.T, một tay đút cho bạn khác ăn. Chỉ trong chớp mắt, T. với cánh tay của bạn ngồi bên cạnh cắn vì bạn giành mất chiếc muỗng. Vết cắn sâu đến mức hằn rõ hai hàm răng, bầm máu. Sự việc xảy ra quá nhanh, cả tôi và Q. bị đơ mất vài giây.
Tôi luống cuống bế C.T ra xa, còn Q. thì ra sức dỗ dành cậu bé bị cắn. Thấy vết cắn sâu, Q. vừa lấy đá chườm cho đỡ bầm vừa lẩm bẩm: “Chết rồi, chết rồi, cắn trúng quý tử con nhà giàu rồi. Chiều nay biết ăn nói sao với phụ huynh đây, mẹ của bạn này khó tính lắm, trước bị cắn một lần đã đòi chuyển lớp cho con rồi”.
Cùng lúc đó người quản lý, cô hiệu trưởng nghe tiếng khóc thét của trẻ nên chạy về phía phòng học. “Lại để con T. đánh bạn rồi phải không, chỉ có một đứa trẻ mà hai cô quản không nổi là sao, biết tính nó rồi thì phải lo mà giữ chứ. Phụ huynh mà xin cho con chuyển trường thì hai cô cũng nộp đơn xin nghỉ việc đi”, cô hiệu trưởng gằn từng tiếng, cả tôi và Q. không nói gì, nước mắt chảy dài.
Sau đó, tôi bế T. đi chỗ khác, bé ra sức giãy giụa, cấu vào người và không ngừng la hét, còn Q. thì gạt nước mắt tiếp tục cho số trẻ còn lại ăn.
Trưa hôm đó, khi trẻ đã đi ngủ gần hết, Q. ngồi một góc vừa ăn vừa khóc. “Tháng này em đã bị trừ lương vì nghỉ bệnh một ngày, đầu tháng T. đẩy bạn té dập mũi, gãy răng nên một bé đã nghỉ học. Chiều nay mà phụ huynh này xin cho con nghỉ nữa thì chắc em cũng nghỉ luôn”, Q. nói trong nước mắt.
Chiều hôm đó, vết cắn vẫn còn bầm đỏ, trước giờ trả trẻ, tôi thống nhất với Q. tôi sẽ nói chuyện với phụ huynh của trẻ bị bạn cắn.
Không khỏi lo lắng hồi hộp, khi thấy nữ phụ huynh này, tôi đã cố cười thật tươi chào hỏi và được đáp lại, nhưng khi vừa nghe đến chuyện con bị bạn cắn, phụ huynh liền thay đổi sắc mặt: “Cái gì, con bé đó lại cắn người hả. Các cô trông trẻ làm gì mà để nó cắn con tôi đến mức như này vậy. Hai cô nhìn tay thằng bé coi, cắn tới mức này thì có phụ huynh nào để con cho các cô chăm nữa hay không? Bữa trước bị một lần tôi đã không nói gì, bỏ qua rồi”, nói chưa xong câu, phụ huynh này dắt thẳng con lên phòng hiệu trưởng yêu cầu hoàn học phí và rút hồ sơ cho con chuyển trường.
Sau khi trả hết trẻ, tôi và Q. được gọi lên phòng hiệu trưởng, sau khi nói rất nhiều, vị hiệu trưởng chốt lại mỗi cô giáo bị trừ 200.000 đồng vào tiền lương cùng với cam kết bồi thường học phí nếu còn để trẻ nào rút hồ sơ trong hoàn cảnh tương tự.
NGUYỄN LOAN
TNO